Họng là "cửa ngõ" quan trọng của cơ thể, giao thoa giữa đường ăn và đường thở. Niêm mạc họng rất nhạy cảm nhạy cảm, dễ bị các yếu tố ngoại lai, virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, nhất là trong thời tiết giao mùa như hiện nay. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần có ý thức bảo vệ vùng hầu họng khoẻ mạnh trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng trên thế giới như hiện nay.
Trong các nhóm đối tượng thì trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng còn non yếu hơn người trưởng thành. Do đó, cha mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp hoạt động tăng cường sức khỏe cho trẻ. Các hoạt động phụ huynh có thể làm hoặc hướng dẫn trẻ làm thường xuyên gồm:
- Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.
- Sát khuẩn họng (súc họng hoặc xịt họng) thường xuyên để giữ vùng họng luôn sạch sẽ, đề kháng tốt hơn.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
- Tăng cường thông khí bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa.
- Đối với trẻ em mầm non, học sinh, cha mẹ chủ động theo dõi sức khỏe cho trẻ để kịp thời đưa con đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay; Bỏ rác đúng nơi quy định.
- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh.
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay, gối, chăn...
Ảnh minh hoạ
Cách súc họng, xịt họng sát khuẩn "đúng chuẩn"
Trên thị trường hiện có rất nhiều thuốc sát khuẩn họng. Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần lựa chọn các sản phẩm uy tín, có nhãn mác ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định bởi các cơ quan chức năng.
Đối với các dung dịch súc họng hoặc xịt họng dạng sương, theo các chuyên gia, để phát huy tác dụng bảo vệ miệng, họng cần lưu ý:
- Các thuốc súc họng, xịt họng thường được sử dụng sau khi đánh răng để thuốc có tác dụng lâu dài hơn ở niêm mạc họng.
- Cha mẹ hướng dẫn trẻ ngậm một ngụm dung dịch súc họng (10-20ml), khoảng 30 giây, súc đều và nhổ đi, tuyệt đối không được nuốt.
- Không nên ngậm nước súc họng vào rồi nhổ ra ngay, nên cố gắng ngậm lâu tối đa, súc vài lần, mỗi lần vài ba ngụm không chỉ có tác dụng làm sạch họng mà đảm bảo tác dụng sát khuẩn tốt.
- Không nên sử dụng cùng một lúc nhiều loại thuốc súc họng có chất sát khuẩn nếu không có ý kiến và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, phải dừng ngay việc súc họng và báo cho bác sĩ biết để kịp thời xử trí.
Hiện nay, để giúp sát khuẩn họng các bác sĩ thường khuyên dùng loại thuốc súc họng hoặc xịt họng có chứa hoạt chất Povidone-iod.. Đây là một phức hợp của povidone và iodine, có tác động trực tiếp lên các tác nhân vi sinh gây bệnh bám trên bề mặt niêm mạc họng miệng, bao gồm cả vi rút, vi khuẩn và vi nấm,... Trong dung dịch đó, Iodine là chất sát khuẩn có khả năng diệt nhanh nhiều mầm bệnh, còn povidone đóng vai trò vận chuyển và phóng thích iodine một cách từ từ và liên tục nên nó mang lại tác dụng sát khuẩn hiệu quả.
Khi tiếp xúc chất bẩn trong miệng, chất i-ốt trong hợp chất povidone-iod được giải phóng từ từ, có tác dụng sát khuẩn, diệt các loại vi rút, vi khuẩn, chống nấm, làm mất mùi hôi. Hơn nữa, povidone-iodine không kích ứng da và niêm mạc, không gây xót và có mùi dễ chịu. Do đó, khi dùng dung dịch này, sẽ có cảm giác cổ họng được làm sạch, thấy mát và dịu.
Nguồn Suckhoedoisong