Chăm sóc trẻ
   'Khoanh vùng an toàn' cho con
 

 

"Khoanh vùng an toàn" cho con cái là cách mà vợ chồng tôi đã và đang thực hiện với hai con ở độ tuổi tiểu học.

 

Nhiều cha mẹ nói với tôi rằng "sinh con ra thì sẽ phải lo cho nó đến khi mình chết. Nhỏ thì lo chuyện nhỏ. Lớn thì lo chuyện lớn". Và khi con còn bé, chưa đủ khả năng tự bảo vệ, thì vấn đề an toàn cho con luôn là nỗi lo lớn nhất. "Khoanh vùng an toàn" cho con cái là cách mà vợ chồng tôi đã và đang thực hiện với hai con đang ở độ tuổi tiểu học.

 

Từ trong nhà...

 

Trẻ luôn tò mò, ưa khám phá những điều mới lạ xung quanh. Đó là cơ hội để trẻ mở rộng kiến thức, phát triển kỹ năng nhưng đồng thời cũng tiềm tàng những mối nguy hiểm. Chúng tôi hỗ trợ tối đa cho con chơi đùa, trải nghiệm vì với trẻ "chơi chính là học" - thậm chí có thể nói là trẻ học rất nhiều qua việc "chơi" của mình. Vấn đề còn lại là tạo môi trường an toàn cho con cái chơi và dạy chúng các kỹ năng an toàn, làm chủ hành vi của mình, để tự tin khám phá vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống.


Tôi vẫn thường nói với các con là rất nhiều lỗi sai của mình đều có thể sửa chữa, nhưng sai sót trong an toàn có thể phải trả giá bằng cả mạng sống của mình. Do đó, an toàn sinh mệnh phải được đặt lên hàng đầu.

 

 

Từ khi con học mẫu giáo, vợ chồng tôi đã thường xuyên nói chuyện với con về vấn đề an toàn bằng ngôn từ dễ hiểu nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phải nhờ tới sự hỗ trợ của sách vở. Tôi nhớ cuốn sách mà vợ chồng tôi đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần cho con nghe hằng đêm là cuốn Cẩm nang an toàn cho bé (Vũ Tuấn Anh và cộng sự), dạy rất kỹ về kỹ năng an toàn từ trong nhà cho tới ra ngoài phố.

 

Nói chuyện thôi chưa đủ, chúng tôi thường cố gắng đặt con vào tình huống. Ví dụ khi cha mẹ nấu ăn trong bếp hay ủi quần áo, leo lên thay bóng đèn... là lúc con có thể học về an toàn trong sinh hoạt.


Con dao vô cùng cần thiết trong bếp, nhưng nếu sử dụng không khéo thì hậu quả sẽ ra sao? Vậy mình nên dùng dao như thế nào để hữu dụng và vẫn bảo đảm được an toàn? Sau khi đặt câu hỏi và cho con tự tìm câu trả lời, cha mẹ sẽ làm mẫu và cho con làm theo trong sự giám sát của cha mẹ. Để con thực hiện thành thạo một kỹ năng mới, đòi hỏi nhiều thời gian, nên điều cha mẹ cần là kiên trì, nhẫn nại và tìm được niềm vui từ đó.

 

Đến ra ngoài hẻm

 

Nhiều người bảo "nuôi dạy con cái lo nhất là khi phải thả nó ra đường". Nhưng thay vì lo lắng, chúng ta có thể chọn cách hành động, dạy bé từ những thứ tưởng như đơn giản nhất.

 

Tôi tập cho con đội mũ bảo hiểm từ khi con khoảng 3 tuổi bằng kiểu mũ phù hợp. Vài phụ huynh đội mũ bảo hiểm cho mình khi ngồi trên xe máy, nhưng ngại đội mũ cho con. Chẳng nhẽ nếu không may ngã, thì chỉ người lớn mới bị đập đầu xuống đất, còn con cái thì có "kim bài" để tránh?

 

 

Một hình ảnh khá quen thuộc mà tôi thường bắt gặp là trên chiếc xe máy, cha ngồi trước cầm lái, mẹ ngồi sau, hai tay vịn nhẹ lên đứa con đang đứng vắt vẻo giữa yên xe. Tôi nhớ, lần đầu tiên được cha mẹ đưa đi, hai con tôi cũng đều đòi đứng lên yên và câu trả lời của tôi luôn là "không con à". "Tại sao con lại không được?". "Vì nó không an toàn chút nào". Chỉ cần một va quệt nhỏ, là con cũng có thể rơi xuống đường và với mật độ xe cộ đông đúc như thế này, tôi không dám hình dung chuyện gì sẽ xảy ra sau đó.

 

Hướng dẫn cho con đi bên phần đường của mình, tuân thủ tín hiệu giao thông, tránh đi sát cống rãnh khi trời mưa... là những thứ mà tôi dạy con hằng ngày.

 

Tới những miền xa

 

Những khu vui chơi, những chuyến du lịch đang vẫy gọi trẻ nhỏ bất cứ mùa nào. Một trong những kỹ năng sinh tồn của con là bơi. Con cần biết bơi để vừa tận hưởng được niềm hạnh phúc khi vẫy vùng trong hồ bơi hay biển cả, đồng thời bảo đảm cho sự an toàn của mình. Nhưng biết bơi con vẫn có thể bị đuối nước. Con cũng cần hiểu điều đó để khi đi du lịch cùng bạn bè con không nổi máu làm "anh hùng rơm", nhảy xuống những chỗ ao, hồ, sông suối không an toàn.

 

Dạy con an toàn vừa khó lại vừa dễ. Khó vì nó rất bao la. Dễ vì ta có thể "khoanh vùng" và ưu tiên dạy con điều tối cần thiết. Hãy biến những hoạt động hằng ngày của con trở thành cơ hội học tập, khám phá, trải nghiệm - không chỉ kiến thức mà còn kỹ năng và phẩm chất. Ngoài ra, trước khi dạy con, hãy dạy... chính mình. Cha mẹ, người lớn là hình mẫu để con cái noi theo, do đó muốn con sống an toàn, chúng ta phải học được cách sống an toàn và thể hiện ra bằng hành động thường ngày.

 

Nguồn phunuonline

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Không ngủ cùng cha mẹ trong 3 năm đầu đời, trẻ dần thành người xa lạ (22/8)
 Mẹ Singapore chia sẻ kinh nghiệm từ thuê người giúp việc đến cho con bú trong lần đầu làm mẹ (22/8)
 Dậy thì sớm: Trẻ phải đối mặt với những nguy cơ đáng sợ nào? (15/8)
 Bé trai 3 tuổi bị mắc kẹt và tử vong trong máy giặt cửa trước - cảnh báo nguy hiểm từ thiết bị nhà nào cũng có (15/8)
 Con trai thoát chết ngoạn mục, người mẹ lên tiếng cảnh báo các phụ huynh về tai nạn kinh hoàng đứa trẻ nào cũng có thể gặp phải (12/8)
 Ông tẩm bổ cho cháu bằng món cháo ninh xương mỗi ngày, tưởng bổ béo ai ngờ nguy hại (12/8)
 Trẻ em Nhật đang được khuyến khích chơi với dao, búa, đốt lửa và trèo lên mái nhà, các mẹ Việt có dám thử? (8/8)
 Cha và con gái - một tình yêu ngọt ngào găm chặt trong tim (5/8)
 Chuyên gia tiết lộ giờ ngủ buổi tối giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa nhất (29/7)
 Trẻ đau chân khi tăng trưởng, do đâu? (24/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i