PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi BV Bạch Mai, cha mẹ luôn lo lắng, tìm mọi cách để cho con nhanh khỏe. Nhiều cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn cam nhưng cũng cần chú ý những điều sau:
Chỉ tập trung cho trẻ ăn, uống nước cam
Mẹ thường nghĩ các loại quả có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi... chứa nhiều vitamin C nên ép con nạp thật nhiều loại quả này. Song thực tế, các quả này ngoài vitamin C còn chứa nhiều axit chanh (axit citric). Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, có thể gây nên bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày... Nhất là khi trẻ ốm, việc ăn uống gặp khó khăn hơn bình thường, tính axit trong các loại hoa quả chua này còn dễ khiến trẻ nôn trớ, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chăm sóc cũng như hồi phục của trẻ.
Uống nước cam trước và sau khi uống sữa rất tai hại cho trẻ nhỏ.
Uống nước cam cùng với uống thuốc
Trong nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, huyết áp, từ đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.
Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Do vậy, tốt nhất khi bạn đang dùng kháng sinh, điều trị ung thư hay huyết áp cao thì không nên uống nước cam.
Uống nước cam trước và sau khi uống sữa
Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy... Nên uống sữa trước hoặc sau khi ăn cam 1 giờ.
Uống nước cam ngay sau khi ăn no
Khi vừa ăn no, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Uống một ly nước cam trong thời điểm này khiến chức năng hoạt động của dạ dày thêm áp lực, gây tức bụng, khó chịu.
Uống nước cam trước khi đi ngủ
Nước cam chứa nhiều vitamin C nên uống trước khi đi ngủ có thể gây viêm dạ dày.
Uống nước cam ngay sau khi ăn hải sản
Nếu ăn kèm hải sản với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C như nước cam thì lại gây hại cho cơ thể vì khi vào cơ thể, asen trong hải sản sẽ chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín, gây ngộ độc cấp tính.
Nguồn 24h