Mang thai và sinh đẻ
   Bà bầu có nên ăn mít không?
 

 

Bà bầu có nên ăn mít không là câu hỏi của nhiều chị em khi mang thai. Trên thực tế, ăn mít khi mang thai mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con nhưng cũng có thể có tác dụng phụ nếu ăn không đúng cách.


Mít là một trong những loại trái cây mùa hè phổ biến và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mít có tính nóng nên bà bầu tuyệt đối không được ăn. Vậy trên thực tế bà bầu có nên ăn mít không và ăn thế nào để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến thai nhi?

 

1. Ăn mít khi mang thai có sao không?

 

Theo hầu hết các bác sĩ sản phụ khoa, mẹ bầu có thể ăn hầu hết các loại trái cây, kể cả mít, với tỉ lệ vừa phải. Ngoài ra, mẹ có thể thoải mái ăn mít trong cả 3 giai đoạn thai kỳ mà không sợ gây hại gì cho thai nhi.

Nhiều người cho rằng ăn mít khi mang bầu có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

 


Bà bầu có nên ăn mít không là thắc mắc của nhiều người. (Ảnh minh họa)

 

2. Bà bầu ăn mít có tốt không?

 

Câu trả lời là có. Những lợi ích đáng kể của việc ăn mít khi mang thai bao gồm:

- Cải thiện khả năng miễn dịch: Mít là một nguồn vitamin A, B và C phong phú giúp tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, nó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng thông thường.

- Tốt cho tiêu hóa: Táo bón là vấn đề phổ biến ở các mẹ bầu. Mít có hàm lượng chất xơ cao giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm táo bón. Nó cũng cho phép bạn đáp ứng mức phụ cấp hàng ngày của chất xơ.

- Kiểm soát huyết áp: Mít là nguồn cung cấp Kali tuyệt vời nên có tác dụng giảm huyết áp, do đó, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp cao trong thai kỳ.


- Ngăn ngừa thiếu máu: Hàm lượng folate và sắt dồi dào trong mít giúp cân bằng nồng độ hemoglobin và ngăn ngừa thiếu máu ở bà bầu.

- Tốt cho xương: Hàm lượng magiê trong mít sẽ giúp cải thiện sức mạnh của xương và giảm nguy cơ loãng xương ở cả mẹ bầu và thai nhi.

- Tăng cường năng lượng: Mít có chứa đường tự nhiên (fructose và sucrose) giúp mẹ bầu tăng cường năng lượng nhanh chóng.

- Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Mít cũng là loại quả chứa vitamin A - dưỡng chất đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển thị lực và tế bào của thai nhi.

 

 

Mít có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu và thai nhi. (Ảnh minh họa)

 

3. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi bà bầu ăn mít

 

Bên cạnh những lợi ích trên thì bà bầu ăn mít cũng tiềm ẩn những rủi ro xảy ra tác dụng phụ sau.

- Dị ứng: Có một số trường hợp bị dị ứng với mít. Vì vậy bếu bạn chưa bao giờ ăn mít, mang thai không phải là thời điểm thích hợp để thử nghiệm bởi vì bạn không biết liệu bạn có bị dị ứng với nó hay không.

- Dẫn đến đau bụng: Tiêu thụ quá nhiều mít có thể dẫn đến chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy tùy người vì nó có hàm lượng chất xơ cao.

- Đông máu: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì về rối loạn đông máu thì cần tránh ăn mít trong khi mang thai vì nó có thể làm tăng đông máu .

- Tăng lượng đường trong máu: Hàm lượng đường trong mít khá cao nên nếu mẹ ăn quá nhiều có thể làm tăng đường trong máu, từ đó tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Một số phụ nữ thậm chí lo lắng rằng tiêu thụ mít có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của họ và tránh hoàn toàn tuy nhiên việc đó là không cần thiết.

 

4. Những cách ăn mít cho bà bầu

 

Bên cạnh việc ăn mít chín trực tiếp phổ biến hiện nay, mẹ bầu còn có thể thưởng thực loại trái cây này bằng cách cắt nhỏ trộn cùng sữa chua, bột yến mạch, sinh tố hoặc kem.

Ngoài ra, mít sấy khô cũng là một món ăn vặt bổ dưỡng cho mẹ bầu.

Hoặc mẹ bầu có thể tham khảo những cách chế biến mít xanh thành món ăn như gỏi, nộm, xào, canh,...

 

 

Mít sấy là một trong những loại đồ ăn vặt ngon và tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

 

4. Cách chọn mít ngon

 

Nếu bạn muốn mua mít tươi ngon, hãy chọn những quả có màu xanh và cứng, gai đều, vỏ còn nguyên vẹn. Nếu bạn muốn loại chín để ăn ngay thì hãy chọn những quả tươi, màu vàng và nặng với gai đều, mùi thơm.

Tránh mua những quả mít nhẹ và có vết lõm, hỏng, đốm, có mùi lạ.

Mẹ cũng lưu ý chọn ăn mít có nguồn gốc uy tín, an toàn, đề phòng trường hợp trái cây còn dư lượng thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực vật ăn vào sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

 

Nguồn thoidaiplus.giadinh.net.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bà bầu bị phù chân khi nào cần đi gặp bác sĩ? (24/7)
 Sự thật bất ngờ: Sinh con trai đau hơn nhiều so với sinh con gái và đây là lý do (22/7)
 Khi nào bà bầu chuyển dạ? (15/7)
 Chuyện "yêu" khi mang bầu liệu có khiến động thai (15/7)
 Trầm cảm sau sinh, mối nguy hiểm khôn lường (15/7)
 Bà bầu bị ngứa vùng kín có nguy hiểm không? (8/7)
 Bí kíp giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng lấy lại sức khỏe (8/7)
 Mang thai giả: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị (4/7)
 Phụ nữ có 3 điểm này càng dễ mang thai và sinh ra những đứa trẻ thông minh (4/7)
 Những thay đổi oái oăm của cơ thể sau khi sinh chưa một ai nói với bạn, nhưng bài viết này sẽ nói (28/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i