Ho gà là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Ở nhiều người có những biểu hiện bằng một cơn ho dữ dội và sau đó là một hơi thở gấp gáp nghe có vẻ như tiếng "rít".
Tử vong liên quan đến ho gà rất hiếm nhưng thường xảy ra ở những trẻ sơ sinh. Đó là lý do tại sao vắc-xin rất quan trọng đối với người phụ nữ mang thai - và những người khác sẽ tiếp xúc gần gũi với trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân gây ho gà
Ho gà là do một loại vi khuẩn có tên là Bordetella pertussis xâm nhập. Khi một người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, những giọt nhỏ chứa đầy mầm bệnh được phun vào không khí và người khác ở gần đó hít vào phổi sẽ có nguy cơ bị nhiễm.
Triệu chứng của bệnh ho gà
Một khi bạn đã bị nhiễm, phải mất khoảng 7 đến 10 ngày để các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, mặc dù đôi khi có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ban đầu chúng thường nhẹ và giống với cảm lạnh thông thường:
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Mắt đỏ, chảy nước
- Sốt
- Ho
Sau 1 hoặc 2 tuần, các dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu xấu đi. Chất nhầy dày tích tụ bên trong đường thở gây ra ho không thể kiểm soát được. Các cơn ho nặng và kéo dài có thể như:
- Nôn
- Khuôn mặt đỏ hoặc xanh sau cơn ho
- Gây mệt mỏi cực độ
- Âm thanh "rít" xảy ra khi mọi người hít vào mạnh để lấy hơi sau cơn ho.
Ảnh hưởng sức khỏe từ ho gà
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ho gà như:
- Mất nước
- Khó thở
- Giảm cân
- Viêm phổi - nhiễm trùng phổi
- Co giật
- Có các vấn đề về thận
- Tổn thương não do thiếu oxy đến não
- Tử vong
Ở những trẻ lớn hơn khi các biến chứng xảy ra có xu hướng ít bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn mặc dù có thể gặp các vấn đề do ho lặp đi lặp lại như:
- Xương sườn bầm tím hoặc nứt
- Thoát vị bụng
- Các mạch máu bị vỡ trong da hoặc tròng trắng mắt
Ai có nguy cơ bị ho gà?
Ho gà có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, bao gồm:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới sáu tháng tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng ho gà
- Trẻ lớn và người lớn có xu hướng ít nghiêm trọng hơn trong những trường hợp này, nhưng vẫn có thể gây khó chịu và bực bội
- Những người đã từng bị ho gà, bạn không tránh khỏi ho gà nếu bạn đã từng bị ho trước đó, mặc dù lần thứ hai có xu hướng ít nghiêm trọng hơn
- Những người được tiêm chủng ngừa ho gà khi còn nhỏ, nhưng vắc-xin phòng ngừa ho gà có xu hướng bị bào mòn hiệu quả sau một vài năm
- Bạn có thể bị ho gà nếu bạn tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm trùng.
- Có một hệ thống miễn dịch suy yếu.
Phòng ngừa ho gà ở trẻ
- Tiêm vắc xin: Cách tốt nhất để phòng ngừa ho gà là bằng vắc-xin ho gà, mà các bác sĩ thường đưa ra kết hợp với vắc-xin chống lại hai bệnh nghiêm trọng khác là bạch hầu và uốn ván. Các bác sĩ khuyên nên bắt đầu tiêm phòng trong giai đoạn trứng nước.
Vắc-xin bao gồm một loạt năm mũi tiêm, thường được tiêm cho trẻ em ở các độ tuổi này:
2 tháng
4 tháng
6 tháng
15 đến 18 tháng
4 đến 6 năm
- Khi tiếp xúc với người bị bệnh cần phải đeo khẩu trang y tế.
- Nếu trong gia đình có người bị bệnh ho gà thì cần phải điều trị dứt điểm hoàn toàn để tránh lây lan sang các thành viên.
Bệnh ho gà có thể điều trị tại nhà được không?
Tùy vào từng mức độ của bệnh cụ thể mà sẽ có những phương pháp điều trị cho từng giai đoạn. Trẻ bị ho gà ở dạng nhẹ, cơn ho ít, vẫn ăn uống được bình thường, không bị tím mặt khi ho thì cha mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà. Còn nếu có các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, cần đưa bé đến cơ sở y tế.
Ngoài ra, để việc điều trị được hiệu quả cha mẹ cần thực hiện những biện pháp sau như:
- Không để trẻ tiếp xúc với các loại khói bụi, thuốc lá.
- Cho trẻ nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh bị kích thích.
- Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ thì vẫn để bé bú bình thường.
- Trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm và trẻ lớn cho trẻ ăn những thức ăn ở dạng lỏng, ăn từng ít một và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Vệ sinh thân thể, mũi miệng cho trẻ.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng vacxin ho gà.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Gọi cho bác sĩ nếu cơn ho kéo dài khiến bạn hoặc con bạn:
- Nôn
- Chuyển sang màu đỏ hoặc màu xanh khi ho
- Khó thở hoặc ngừng thở
- Hít vào với một âm thanh
Nguồn https://eva.vn