Sức khoẻ
   Rửa tay đúng cách - Một biện pháp hữu hiệu phòng ngừa sởi
 

Từ đầu mùa đến nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng. Dịch sởi không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà ngay cả người trưởng thành vẫn bị mắc bệnh sởi, đặc biệt ở phụ nữ mang thai gây ra nhiều hệ luỵ xấu.

Cảnh báo gia tăng bùng phát dịch sởi

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới: Các trường hợp mắc bệnh sởi đã gia tăng 300% trên toàn thế giới chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái. Đã có 170 quốc gia công bố, báo cáo 112.163 trường hợp mắc sởi. Cùng kỳ năm ngoái có 163 quốc gia báo cáo 28.124 trường hợp mắc. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có khoảng 1/10 các ca mắc sởi được báo cáo với cơ quan y tế ở các địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc số ca mắc sởi nhiều hơn con số trên thống kê báo cáo nhiều lần.

Ở nước ta, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện cả nước đã ghi nhận gần 15.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có khoảng 2.000 trường hợp dương tính với sởi và 2 trường hợp tử vong. Hà Nội (và một số tỉnh lân cận), TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai là những địa phương có số người mắc sởi cao nhất. Điểm chung ở những địa phương này chính là khu vực tập trung nhiều dân cư từ các tỉnh về (sinh viên, công nhân, người buôn bán...) hoặc ở các khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, nhất là sau Tết, sự giao lưu rộng rãi khắp các vùng, miền càng làm cho virut sởi dễ khuếch tán rộng rãi...

Theo nhận định, dịch bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.  Lịch tiêm vắc-xin sởi là khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, vì vậy, những trẻ chưa đến 9 tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh này.

Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách.

Đường lây truyền bệnh sởi

Sởi có khả năng lây nhiễm cao với tỷ lệ khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng. Bệnh sởi lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện do virut có trong các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra không khí. Trẻ chưa có kháng thể chống sởi sẽ dễ dàng bị lây nhiễm bệnh sởi khi hít thở phải các hạt nước bọt này. Ngoài ra, trẻ cũng có thể nhiễm sởi nếu như để tay tiếp xúc với một bề mặt (sàn nhà, đồ chơi, khăn mặt, quần áo...) đã có nhiều virut sởi rồi sau đó đưa tay lên miệng hoặc mũi, bởi vì virut sởi có thể tồn tại trong môi trường trong vòng vài giờ đồng hồ. Bệnh sởi có thể lây lan thành dịch lớn. Những trẻ mắc bệnh sởi có khả năng lây bệnh cho trẻ khác từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho đến thời điểm 4 ngày sau khi vết ban đầu tiên xuất hiện.

Cảnh giác với biến chứng do sởi

Biến chứng hay gặp nhất là gây viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản - phổi từ mức độ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời, nhất là khi trẻ dưới 1 tuổi bị sởi. Biến chứng nguy hiểm nhất do sởi là viêm não - màng não. Lúc này, bệnh khởi phát đột ngột, sốt cao, co giật, thậm chí gây liệt, rối loạn cơ vòng (đại, tiểu tiện không tự chủ) do tổn thương tủy sống. Ngoài ra, bệnh sởi cũng có thể gây biến chứng viêm tai, viêm xoang, viêm răng lợi (nguy hiểm nhất là gây nên bệnh cam tẩu mã), viêm loét giác mạc mắt. Đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc sởi có thể dẫn đến sẩy thai, đẻ non.

Rửa tay với xà phòng - biện pháp đơn giản giúp phòng sởi

Theo khuyến cáo của Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế, để phòng chống bệnh sởi, các bà mẹ:

Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa  tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc-xin sởi hoặc trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi tiêm vắc-xin sởi - Rubella đầy đủ và đúng lịch.

Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ; tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Như vậy, rửa tay với xà phòng là một trong những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện để phòng ngừa mắc sởi. Cần vệ sinh tay, chân cho trẻ hàng ngày, nhất là các địa phương đang có dịch sởi. Thông qua việc rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch đúng cách sẽ góp phần khống chế và đẩy lùi dịch sởi.

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thời tiết nắng nóng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh sốc nhiệt (20/5)
 Băn khoăn thường gặp về cơ quan sinh dục của bé (16/5)
 Đối phó đúng cách khi bị sốt (15/5)
 Làm thế nào để trẻ không tái phát viêm phổi? (9/5)
 Hệ lụy từ… béo phì (8/5)
 Những tai nạn thường gặp ở trẻ dịp hè (6/5)
 Cách nhận biết trẻ bị vàng da và phương pháp điều trị (25/4)
 Xử trí và phòng ngừa sốt virut ở trẻ (24/4)
 Những thói quen làm cơ thể dễ bệnh trong mùa hè (23/4)
 Xử trí và phòng ngừa sốt virut ở trẻ (22/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i