Tâm lý
   10 bước giúp trẻ ngừng nói dối
 

Bạn hãy xác định nguyên nhân trẻ nói dối: trí tưởng tượng phong phú, thích khoe khoang để gây chú ý hay tìm cách trốn tội để khỏi bị phạt. 

1. Thiết lập quy tắc trong gia đình về việc nói thật

Tạo quy tắc rõ ràng sẽ giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thành thật. Trẻ cần biết rằng các thành viên trong nhà đình luôn đề cao lời nói thật, dù đôi khi điều đó rất khó nói.

2. Làm gương cho trẻ

Muốn trẻ xử sự thế nào, bạn nên làm gương thế nấy. Điều đó có nghĩa bạn hãy nói thật mọi lúc, bởi trẻ thường không thể phân biệt "lời nói dối vô hại" với những lời nói dối khác. Khi đi ăn nhà hàng, bạn đừng nói dối về tuổi thật của con để được hưởng ưu đãi tốt hơn. Đừng để con nghe được bạn nói với người khác rằng mình không được khỏe để từ chối khéo việc tham gia một bữa tiệc. Trẻ sẽ bắt chước những gì chúng thấy từ bố mẹ.

3. Dạy trẻ phân biệt nói dối và nói thật

Dù trẻ bao nhiêu tuổi, việc giải thích sự khác biệt giữa nói dối và nói thật rất quan trọng. Với trẻ nhỏ, bạn có thể bắt đầu truyền đạt khái niệm bằng cách đặt câu hỏi: "Nếu mẹ nói bầu trời màu tím, đó là lời nói dối hay nói thật?". Sau đó, bạn hãy nói về những hậu quả có thể xảy ra nếu một người nói dối.

Điều quan trọng không kém là phân biệt giữa lời nói thật và nhận xét vô duyên. Trẻ cần biết không nên nói những câu như "Cái áo này xấu quá" vì nghĩ rằng đó là câu thành thật. Bạn có thể thủ thỉ với con từ rất sớm về chuyện này nhằm hoàn thiện kỹ năng giao tiếp xã hội.

Ảnh: Getty Images

4. Phân biệt lý do nói dối

Có ba lý do chính khiến trẻ nói dối: kể lại điều trong trí tưởng tượng, khoe khoang khoác lác hoặc muốn né tránh hậu quả. Một khi hiểu ngọn nguồn của vấn đề, bạn có thể lên kế hoạch ứng phó thích hợp.

Lời nói dối của trẻ mẫu giáo thường liên quan đến trí tưởng tượng. Nếu trẻ nói "Tối qua con bay lên cung trăng đấy mẹ ạ", bạn có thể nhẹ nhàng hỏi "Thật ư? Hay đó là mơ ước của con?". Điều này giúp trẻ phân biệt giữa thực tại với những điều trong tưởng tượng.

Nếu trẻ nói dối như một cách khoe khoang, có thể trẻ không thực sự tự tin vào bản thân hoặc chỉ muốn thu hút sự chú ý của người khác. Vần đề này sẽ cải thiện nếu trẻ được học kỹ năng mới hoặc tham gia nhiều hoạt động tích cực nhằm tăng sự tự tin và lòng tự trọng.

Mọi đứa trẻ đều có lúc nói dối để tránh gặp rắc rối với bố mẹ. Nếu bị lật tẩy, trẻ sẽ biết rằng việc nói dối không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chưa thể xác định được trẻ nói thật hay nói dối, bạn hãy ngầm để trẻ hiểu rằng bố mẹ sẽ luôn có cách để kiểm chứng thông tin.

5. Cảnh báo

Hãy đưa ra lời cảnh báo khi bạn gần như chắc chắn về việc trẻ đang nói dối. Chẳng hạn: "Mẹ sẽ cho con thêm một cơ hội để kể về những chuyện đã xảy ra. Nếu con không nói thật, hình phạt sẽ nặng hơn đấy nhé".

6. Bổ sung hình phạt 

Nếu phát hiện trẻ nói dối, bạn hãy tăng hình phạt so với thông thường. Chẳng hạn, thay vì chỉ cấm nghịch máy tính bảng đến hết ngày, bạn có thể yêu cầu con làm thêm một việc vặt như lau nhà.

7. Thảo luận về những hậu quả của lời nói dối

Bạn hãy giải thích rằng việc con không thành thật sẽ khiến bố mẹ khó lòng tin tưởng vào những lần sau, và không có bất kỳ ai thích nghe lời nói dối.

8. Khích lệ khi con nói thật

Bạn có thể dùng những câu như "Mẹ biết là rất khó khăn để con thừa nhận chuyện làm vỡ cái đĩa, nhưng mẹ rất vui vì con đã chọn nói thật thay vì nói dối".

9. Giúp trẻ xây dựng lại niềm tin

Nếu trẻ có thói quen nói dối, bạn hãy lên kế hoạch giúp trẻ lấy lại niềm tin của mọi người. Trẻ cần hiểu bố mẹ vẫn ở bên và ủng hộ con đi đúng hướng, không bỏ mặc trẻ và khiến mọi thứ trầm trọng hơn.

10. Nhờ chuyên gia tâm lý giúp đỡ

Trong một số trường hợp, nói dối là thói quen đã ăn sâu và trở thành vấn đề nghiêm trọng. Nếu trẻ không thể bỏ thói quen này, thường xuyên gặp rắc rối với bạn bè hoặc thầy cô giáo vì nói dối, bạn hãy tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia tâm lý.

Nguồn https://vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nuôi dưỡng hạnh phúc cho trẻ với phương pháp giáo dục Steiner (24/4)
 Trò chuyện với con khi trẻ lên 4 (12/4)
 Mẹ có biết sự khác biệt giữa trẻ mầm non và tiểu học? (10/4)
 Nỗ lực hòa nhập cho trẻ tự kỷ: Còn nhiều gian nan (2/4)
 6 điều cha mẹ làm tưởng “YÊU CON” nhưng lại biến trẻ trở nên ÍCH KỶ, VÔ ƠN khi trưởng thành (26/3)
 Những loại đồ chơi tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ (25/3)
 13 điều phụ huynh cần dạy con trước khi vào lớp 1 (19/3)
 Mẹ Đỗ Nhật Nam chia sẻ cách biến Internet thành thầy của con (16/3)
 Bạn đọc viết: Cho con rèn chữ trước khi vào lớp 1: Lợi bất cập hại (15/3)
 7 sự thật cha mẹ phải nói trước khi con tròn 13 tuổi (14/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i