Giải trí
   Có nên dùng "ông ba bị" để dọa trẻ?
 
Thường xuyên dọa con sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần của trẻ Người Việt Nam đã quen với hình ảnh "ông ba bị", bởi phàm đã là trẻ con ai cũng từng một lần bị người lớn đem ra hù dọa. Cụm tù này phổ biến đến mức gần như đã trở thành thành ngữ, nghĩa của nó cũng đã mở rộng rất nhiều so với ban đầu. Mỗi gia đình có một cách dọa trẻ khác nhau, có người thì đưa các con vật có hình dáng to lớn gớm ghiếc ra để dọa trẻ như hổ báo, khủng long, rắn rết... Có người lại đưa ra các mẫu hình "ông ba bị" như "ông hùm", "ông mặt đen", "con ma", thậm chí có ông bố bà mẹ "độc đáo" hơn thì lấy luôn hình ảnh một người... hàng xóm có hình dung dữ tướng để dọa con. Chúng ta thường nghe những câu đe dọa đại loại như: "Con mà không chịu ăn thì mẹ bán cho ông X. hàng xóm; "Con mà cứ đòi ra đường thì mẹ gọi ông công an đến bắt" hoặc "Con mà hư thì bố mẹ không nuôi nữa" ... Kết quả sau những lời dọa dẫm đó là gì? Bố mẹ có thể đạt được mục đích tức thời là ngăn cấm không cho trẻ thực hiện một hành động sai trái nào đó và bắt trẻ phải làm theo ý muốn của người lớn, nhưng họ chưa nghĩ đến những ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần của trẻ. Có đứa trẻ đã ở tuổi thiếu niên nhưng rất sợ bóng tối. Bởi vì lúc còn nhỏ bố mẹ của em thường dọa nếu em đòi đi chơi khi trời đã tối thì sẽ bị ma quỷ bắt xuống địa ngục. Nỗi sợ hãi đó in sâu trong tâm hồn hãy còn non nớt của em và được nhân lên cùng với trí tưởng tượng phong phú của trẻ nhỏ khiến em rất khó tự tin khi màn đêm buông xuống. Có đứa trẻ cứ trông thấy những người mặc áo quần cảnh sát, công an là ù té chạy, vì người thân của em thường mang "ông công an" ra dọa mỗi khi em không vâng lời. Thậm chí, có đứa trẻ cứ trông thấy một người cụ thể nào đó ở gần nơi em sống là khóc thét lên, vì theo lời bố mẹ dọa đó là "ông ba bị" chuyên bắt trẻ con. Đến nhà trẻ, mẫu giáo, những đứa trẻ biểu lộ phản ứng sợ hãi khác nhau đối với loại đồ chơi là các con vật. Sở dĩ có hiện tượng đó là vì mỗi gia đình lại đưa ra một mẫu "ông ba bị" khác nhau để dọa trẻ. Ví dụ, có đứa trẻ rất sợ những con gấu bông, có đứa trẻ lại sợ con rắn nhựa... Đặc biệt, trẻ dễ mắc chứng sợ hãi trong trường hợp những "gia đình biến dạng", tức là gia đình mà các thành viên có những vấn đề đặc biệt, như: bố mẹ ly thân, ly hôn; bố hoặc mẹ mất sớm; trẻ phải sống chung với bố dượng, dì ghẻ, con riêng của chồng hoặc vợ; đứa trẻ là con nuôi... Đứa trẻ sống trong những môi trường gia đình như vậy thường thiếu thốn về mặt tình cảm và cảm giác cô đơn, sợ hãi thường xuất hiện nhiều hơn những đứa trẻ được sống trong môi trường gia đình hạnh phúc, bố và mẹ chăm sóc con cái chu đáo. Rõ ràng, "ông ba bị" có những tác động nhất định đến cuộc sống tinh thần của trẻ nhỏ. Đôi khi chỉ vì những câu đe dọa vô tình của bố mẹ có thể làm cho đứa con trở nên mất tự tin khi giao tiếp với môi trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong những trường hợp trẻ quá sợ hãi, bố mẹ và những người thân khác lại phải mất rất nhiều thời gian để "sửa sai" bằng cách giảng giải cho trẻ hiểu thứ mà trẻ sợ thực chất không có gì đáng sợ. Tuy nhiên, không phải tất cả những lời đe dọa đều mang lại kết quả ngoài mong muốn như vậy. Vì thế, không nhất thiết phải "tẩy chay" hoàn toàn "ông ba bị" ra khỏi cuộc sống của trẻ nhỏ. Chính trong các câu chuyện cổ tích, chuyện thần thoại dành cho trẻ em của các nước trên thế giới ta vẫn thường bắt gặp mẫu hình "ba bị" khá phổ biến là các phù thủy lòng dạ độc ác và có nhiều phù phép rất đáng sợ. Đôi khi, để trẻ biết vâng lời người lớn thì những câu nói có tính chất răn đe lại trở nên cần thiết. Điều quan trọng là không nên lợi dụng quá đáng trạng thái sợ hãi của trẻ, có thể dẫn đến tình trạng kinh hoàng, hoảng loạn cho trẻ. Mặt khác, chính bố mẹ và những người thân khác trong gia đình cần tạo cho đứa trẻ cảm giác được che chở an toàn. Nghiên cứu của các nhà tâm lý học gia đình cho thấy cảm giác an toàn chỉ có thể xuất hiện trẻ khi đứa trẻ đó được sống trong tình yêu thương chăm sóc chu đáo của những người thân trong gia đình, đặc biệt là của bố mẹ. Chính vòng tay che chở bảo bọc của bố mẹ trong những năm tháng ấu thơ đã tạo cho đứa trẻ cảm giác ấm áp tin cậy để vững bước trên những nẻo đường đời. Theo KH&ĐS
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Điều kỳ diệu của nhạc Mozart (8/11)
 Hình tượng nước ngoài hớp hồn trẻ Việt (8/11)
 Chọn bồn tắm cho bé (16/10)
 Phát động cuộc thi bình chọn (6/10)
 Góc nhìn khán giả: Cảm động khi con đã lớn khôn (23/9)
 Shrek 2 - bộ phim hoạt hình đẹp và đầy tính phiêu lưu (13/8)
 Rôm rả phim hoạt hình (30/7)
 Truyện tranh Việt bao giờ hút hồn trẻ Việt? (29/7)
 Thích thú với Mầm Xanh (24/7)
 Trẻ em không nên xem ti vi quá 2 giờ/ngày (18/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i