Dinh dưỡng
   Dinh dưỡng hôm nay, sức khỏe ngày mai
 

Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, chúng ta cũng cần được chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý để phát triển và duy trì sức khỏe tốt. Chăm sóc dinh dưỡng sớm cho trẻ vị thành niên, trẻ thành niên, phụ nữ trước, trong và sau sinh là khởi đầu cho một thế hệ trẻ em có thể lực, tầm vóc, trí tuệ và chất lượng cuộc sống trong tương lai.

Trẻ cần được đáp ứng đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện

Trẻ suy dinh dưỡng, lớn lên còi cọc

Con người đều trải qua giai đoạn bào thai trong bụng mẹ, giai đoạn dưới 2 tuổi, trẻ trước tuổi học đường, học sinh tiểu học, rồi đến trẻ vị thành niên và thành niên, đến trưởng thành và về già (người ta gọi đó là chu kỳ vòng đời). Một trong những giai đọan quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ và sức khỏe cũng như về tương lai của mỗi con người tùy thuộc vào giai đoạn 1.000 ngày đầu đời của trẻ, trẻ vị thành niên và thành niên.

Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy, phát triển cơ thể trẻ em kể cả phát triển của bào thai liên quan rất chặt chẽ tới tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của người mẹ, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ và giai đoạn trước khi bà mẹ có thai.

Vì vậy, chăm sóc bà mẹ giai đoạn trước khi mang thai và 3 tháng thai đầu là điều kiện tiên quyết, quyết định sự phát triển chiều cao, cân nặng sơ sinh của trẻ. Dinh dưỡng thiếu thốn (không đầy đủ) bắt đầu từ trong bào thai, ảnh hưởng suốt cả cuộc đời, đặc biệt các trẻ gái và phụ nữ, nó tác động không chỉ là cuộc đời của một con người tức là bản thân người phụ nữ đó mà cả thế hệ mai sau. Một điều kiện dinh dưỡng hợp lý là cần thiết để các trẻ em đó phát triển tốt và khỏe mạnh.

Không thể bỏ qua giai đoạn dậy thì

Can thiệp dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ tuổi vị thành niên và thành niên hết sức quan trọng, vì giai đoạn này trẻ phát triển với tốc độ rất nhanh cả về chiều cao và cân nặng, các biến đổi về tâm, sinh lý, nội tiết, sinh duc... Cân nặng trung bình tăng từ 3 - 5 kg/năm, chiều cao tăng từ 4 - 7 cm/năm với trẻ vị thành niên, trẻ em trai phát triển nhiều hơn trẻ gái.

Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của trẻ vị thành niên đòi hỏi nhu cầu rất cao để đáp ứng cho tốc độ phát triển cũng như hoạt động. Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị cho lứa tuổi này, trước hết là nhu cầu về năng lượng cần đạt từ 2.100 - 2.200 kcalo/ngày/nữ và 2.100 - 2.900 kcalo/ngày/nam tùy theo từng độ tuổi mà nhu cầu khác nhau. Để đáp ứng được nhu cầu trên, trẻ cần ăn 3 bữa/ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng.

Chất đạm (protein) đóng vai trò quan trọng tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào, là thành phần quan trọng của các hormone, các enzyme, tham gia vào sản xuất kháng thể. Nhu cầu protein thay đổi tùy thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng, giới tính của trẻ.

Theo khuyến nghị, nhu cầu hàng ngày chất đạm của trẻ vị thành niên là 70 gam/nam và 60 gam/nữ, tỷ lệ đạm động vật chiếm từ 35 - 40%, năng lượng từ chất đạm chiếm 18% năng lượng của khẩu phần. Nguồn đạm động vật cung cấp cho bữa ăn từ: Thịt, cá, trứng, sưa, tôm, cua... nguồn đạm thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc. Còn năng lượng do glucid cung cấp cần khoảng 62% nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Khoáng chất không thể thiếu với bà mẹ mang thai và trẻ vị thành niên là sắt. Nhu cầu sắt của trẻ vị thành niên đáp ứng được thông qua chế độ ăn giàu sắt có giá trị sinh học cao. Tuy nhiên, ở nước ta khả năng tiếp cận các nguồn thức ăn động vật có lượng sắt giá trị sinh học cao từ khẩu phần là rất thấp. Vì vậy, ngay từ tuổi vị thành niên cần uống bổ sung thêm viên sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần. Trẻ trai vị thành niên nhu cầu sắt 12 - 18 mg/ngày, trẻ nữ cần 20 mg/ngày. Thức ăn giàu sắt có nguồn gốc động vật như: Thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt, tim lợn, gan gà...

Thực hiện chế độ dinh dưỡng sớm theo lứa tuổi vị thành niên là yếu tố quyết định để trẻ phát triển mức tối ưu khi trưởng thành cả về chiều cao, cân nặng, sức khỏe, trí tuệ. Khi trưởng thành có sức khỏe, có tầm vóc cao lớn (không bị suy dinh dưỡng trường diễn) là điều kiện kiên quyết để trở thành các ông bố/bà mẹ sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh trong tương lai.

Trẻ vị thành niên có sức khỏe tốt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lao động, sản xuất sẽ tạo ra của cải, vật chất hữu ích cho gia đình và xã hội, giúp cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

ThS.BS Nguyễn Văn Tiến

(Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng,Viện Dinh dưỡng quốc gia)

Nguồn https://giaoducthoidai.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vì sao trẻ ăn nhiều không bụ bẫm? (27/2)
 Món ăn thuốc hỗ trợ phòng trị bệnh sởi (25/2)
 Ăn óc lợn giúp trẻ thông minh? (18/2)
 Trẻ ăn thiếu dầu mỡ: Thiếu vitamin, suy dinh dưỡng (15/2)
 Vì sao trẻ rất cần sữa mẹ? (13/2)
 5 món ăn trị bệnh còi xương cho trẻ (24/1)
 Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng (15/1)
 HMO – Bước tiến đột phá trong dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh (2/1)
 Cách ăn để có sức khỏe tốt (28/12)
 Ăn gì giúp con thông minh (22/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i