Chị Lý cho rằng cháo để trong ngày sẽ không sao nên liên tiếp trong 2 tháng liền đều nấu như thế cho con ăn.
Mặc dù đã được các bác sĩ dinh dưỡng nhắc nhở rất nhiều nhưng dường như các bà mẹ thường chủ quan. Đến khi thấy những biểu hiện bất thường ở con mới tá hỏa đi thăm khám thì đã quá muộn.
Mới đây, chị Lý (26 tuổi, Tô Giang, Trung Quốc) đã vô cùng ân hận và phải tích cực theo sát từng chỉ dẫn của bác sĩ để giúp con nhanh chóng lấy lại phần cân nặng đã mất. Theo đó, sai lầm của chị Lý từ việc nấu cháo cho con đã khiến bé 2 tháng liền không những không tăng cân mà còn có dấu hiệu sụt giảm, suy dinh dưỡng.
Hình ảnh con chị Lý lúc chưa sụt cân.
Cụ thể, phải bận đi làm cả ngày nên chị Lý không có nhiều thời gian để chế biến nhiều món cho con trai 7 tháng tuổi. Bên cạnh đó, mẹ chồng chị đã già, không tin tưởng bà nấu cháo cho cháu được sạch sẽ nên buổi sáng chị thường cố gắng dậy sớm nấu 1 nồi cháo cho con ăn cả bữa sáng và để dành trên bếp đến trưa, bà nội hâm nóng lại và cho cháu trai ăn tiếp. Tuy nhiên, sau 2 tháng ăn dặm, con chị bị sụt cân trầm trọng mặc dù chị bổ sung món ăn giàu chất dinh dưỡng liên tục từ cua, thịt, cá...
Khi đi khám, các bác sĩ nhận định việc nấu cháo sai lầm của chị chính là nguyên nhân khiến con trai gặp tình trạng trên. Bác sĩ phân tích, ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì các dưỡng chất trong cháo cũng bị mất đi đáng kể. Người lớn không thể phát hiện ra biểu hiện hỏng của cháo bằng mũi và mắt thông thường nên vẫn cho bé ăn tiếp cháo thừa. Trong trường hợp này, chị Lý để cháo của con trên bếp thì sau 2 giờ sẽ bắt đầu có dấu hiệu chảy nước (tách bột), như thế rất nhanh hỏng.
Chưa kể đến việc chị Lý còn có thói quen cho rau quả vào nấu cùng một lúc với thịt, cá. Cách nấu này khiến cho lượng vitamin có trong rau củ cũng bị hao hụt. Như vậy, con chị Lý đã không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng, mặc dù ăn uống đầy đủ và ăn khá nhiều.
Bác sĩ cũng cảnh báo một số sai lầm khác khi nấu cháo cho bé mà các mẹ thường mắc:
Cho trẻ ăn quá mặn
Sai lầm của các mẹ hay mắc phải khi nấu cháo cho trẻ là cho thêm quá nhiều gia vị. Theo các chuyên gia, trẻ từ 1 tuổi trở lên mới nên ăn thức ăn có gia vị. Trước đó, trẻ nên ăn thực phẩm với vị nguyên bản. Bởi ăn gia vị sớm dễ gây rối loạn vị giác, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới chứng chán ăn và biếng ăn ở trẻ.
Chỉ nấu cháo bằng nước xương hầm
Có không ít bà mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con vì nghĩ rằng việc này sẽ giúp cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn. Nhưng thực tế thì việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương.
Đun nấu quá lâu
Rau có nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Đặc biệt là vitamin c, rất dễ bị oxy hóa, khi tiếp xúc với nhiệt. Theo tính toán, nếu thời gian đun nấu rau quá dài, lượng vitamin C có trong rau có thế mất đi tới 60%
Theo Eva