Trên thực tế có rất nhiều mẹ có con nhỏ hàng ngày sống trong nỗi băn khoăn, làm sao biết được là trẻ bị dị ứng sữa? Triệu chứng, biểu hiện của dị ứng sữa ở trẻ nhỏ là gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi (Trường Đại học Y Hà Nội).
PGS, TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi (Trường Đại học Y Hà Nội)
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi (Trường Đại học Y Hà Nội), trẻ dị ứng sữa cần được làm kiểm tra để xác định chẩn đoán.
Sau đó bác sỹ sẽ tư vấn nên chọn các loại sữa thủy phân một phần hay sữa thủy phân hoàn toàn phù hợp.
Không dung nạp sữa gây ra các triệu chứng khác nhau và đòi hỏi phải điều trị khác dị ứng sữa. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của không dung nạp lactose bao gồm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, sau khi uống sữa hoặc các sản phẩm có chứa sữa.
1. Nguyên nhân bé dị ứng sữa bột công thức
Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể lên một vật thể lạ (trong trường hợp này là các protein trong sữa). Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bé sẽ tấn công các protein trong sữa.
Tương tự, khi cơ thể bé cũng sẽ không thể hấp thu các protein có trong sữa bột công thức, đi kèm theo sẽ là phản ứng dị ứng, nên bé có thể bị thiếu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào những biểu hiện của dị ứng mà ta xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng.
Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể lên một vật thể lạ (trong trường hợp này là các protein trong sữa) (Ảnh minh họa)
Di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trẻ sơ sinh dị ứng với sữa bột công thức. Nếu mẹ hoặc cha đã từng dị ứng với sữa bột (hoặc sữa bò) lúc còn bé thì có khoảng 50-80% cơ hội con của họ sẽ thừa hưởng những biểu hiện tương tự.
2. Những triệu chứng của dị ứng sữa
Triệu chứng dị ứng sữa khác nhau từ trẻ này sang trẻ khác, xảy ra từ một vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm có sữa. Ngay sau khi trẻ ăn sữa, dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa có thể bao gồm: Phát ban ngoài da, ngứa và sưng nề quanh miệng, môi...
Tiêu chảy, đau bụng
Tiêu chảy rất thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tiêu chảy kéo dài (trung bình bé đi đại tiện 2-4 lần/ngày và kéo dài trong hơn 5-7 ngày) và phân lỏng, có thể có máu trong phân thì đó là dấu hiệu bị dị ứng sữa nghiêm trọng.
Nôn mửa
Trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ nhưng nôn trớ nhiều lần và nôn cả những khi chưa được bú mẹ thì bạn nên cho bé đi khám bác sĩ. Những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản như nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu bé bị dị ứng sữa.
Phát ban
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị phát ban da như eczema chẳng hạn. Dị ứng sữa cũng là một trong những nguyên nhân đó, đặc biệt là khi vết phát ban xảy ra đi kèm cùng với những triệu chứng khác.
Cáu gắt
Trẻ nhỏ thì tất nhiên sẽ rất hay quấy khóc chảy nước mắt mũi nước mắt nhưng nếu quấy khóc liên tục và không nín trong một thời gian dài thì đó là dấu hiệu bất thường.
Cân nặng giảm hoặc không tăng cân
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi cân nặng khi được 6 tháng tuổi và tăng gấp 3 khi được 12 tháng tuổi. Nhưng khi bé không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà bé cần do tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều thì tất nhiên bé sẽ rất chậm lớn.
Đau bụng ở trẻ sơ sinh
Hầu hết các trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa đều có dấu hiệu đau bụng và xì hơi.
Gặp vấn đề ở hệ thống hô hấp (Thở khò khè)
Cảm lạnh thường hay xảy ra với trẻ sơ sinh nhưng cảm lạnh cùng với triệu chứng thở khò khè, khó thở kèm theo dịch nhầy trong mũi và cổ họng lại là một dấu hiệu bất thường. Những triệu chứng này có thể là do cơ thể bé đang phản ứng lại với protein sữa.
Chậm lớn
Trẻ bị dị ứng sữa thường thiếu nguồn dinh dưỡng hợp lý do mất nước, giảm sự ngon miệng và thiếu năng lượng dẫn đến chậm lớn.
Trong một số trường hợp nặng có thể có biểu hiện sốc phản vệ với các dấu hiệu: Co thắt đường hô hấp, thở rít, khó thở, mặt đỏ bừng, sốc tụt huyết áp.
Nếu các mẹ cho rằng bé của nhà mình có thể bị dị ứng với sữa bởi quan sát được những triệu chứng trên thì nên đưa bé đến bác sĩ (Ảnh minh họa)
3. Khi nào cho trẻ đến gặp bác sĩ?
Nếu các mẹ cho rằng bé của nhà mình có thể bị dị ứng với sữa bởi quan sát được những triệu chứng trên thì nên đưa bé đến bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ tham chiếu tiền sử bệnh của gia đình như là một trong những khả năng để phỏng đoán có yếu tố di truyền trên những triệu chứng của bé hay không. Sau đó bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và phân, làm các xét nghiệm da để có thể xác định bất kì chẩn đoán nào.
Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu ngưng cung cấp sữa bột công thức trong khẩu phần ăn của bé trong một tuần sau đó cho bé ăn lại để xem có bất kì tác động tiêu cực nào không.
Điều quan trọng là phải biết chắc rằng liệu bé có bị dị ứng với protein trong sữa hay không, nếu có bạn phải đảm bảo loại sữa và các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ dinh dưỡng của bé.
The Eva