Trẻ sơ sinh
   Sởi bùng phát, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin đủ liều
 

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đầy đủ là cách tốt nhất để phòng chống các loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.


Vừa qua, Cơ quan đầu mối quốc gia Điều lệ Y tế quốc tế (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) vừa thông tin với truyền thông về dịch sởi đang bùng phát tại nhiều nơi có tỷ lệ tiêm phòng sởi thấp trên thế giới. Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo tiêm phòng vắc xin cho trẻ đầy đủ.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2016 có khoảng 89.780 trường hợp tử vong do sởi, hầu hết xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Không tiêm phòng cho trẻ chính là "tiếp tay" cho vi rút, vi khuẩn tấn công nhanh hơn

Sởi đang bùng phát tại nhiều quốc gia

Ngay trong tháng 1 của năm 2018, dịch sởi đã bùng phát tại một số địa phương của nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể tại Châu Âu:

Ucraina: Sởi đang bùng phát tại Ucraina, trong 2 tuần đầu năm 2018 đã ghi nhận ít nhất 1.285 trường hợp mắc sởi (67% là trẻ em). Ucraina là nước có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin sởi thấp nhất trong các nước khu vực châu Âu.
Anh: Đã ghi nhận sự gia tăng bệnh sởi tại 5 khu vực với 100 trường hợp mắc sởi.
Romania: Đã có 8 274 trường hợp
Italy: Có 4 885 trường hợp
Đức: Xuất hiện 919 trường hợp
Pháp: 77 trường hợp
Thụy Điển: 26 trường hợp
Các quốc gia tại Châu Á trong thời gian từ tháng 11-2017 đến 1-2018:

Philippines: Thành phố Davao đã ghi nhận 222 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong.
Indonesia: Tại Papua, một khu vực hẻo lánh của Indonesia cũng đã ghi nhận ổ dịch sởi kéo dài từ tháng 9-2017 tới nay với ít nhất 59 trường hợp đã tử vong.
Theo các kết luận ban đầu công bố thì hầu hết các trường hợp mắc đều chưa được tiêm vắc xin phòng sởi. Tất các các chuyên gia hàng đầu đều khuyến cáo cách tốt nhất là tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ sau khi sinh và phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi để cách ly, điều trị kịp thời.
Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin cho trẻ đủ liều
Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

Ngay khi phát hiện các triệu chứng ban đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp điều trị. Hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

Lịch tiêm chủng cho trẻ 2 năm đầu đời

Tiêm vắc xin cho trẻ đầy đủ là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh nguy hiểm

Theo Marrybaby

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thêm 1 bé sơ sinh suýt mất 2 ngón chân chỉ vì sợi tóc của mẹ (24/1)
 Cấy robot vào cơ thể trẻ sơ sinh để chữa bệnh (16/1)
 Muốn con ngủ ngoan nên tách phòng riêng từ 6 tháng (8/1)
 Chọn nhạc cho trẻ sơ sinh thông minh đâu phải nói là làm được ngay (5/1)
 Xử trí nhanh khi trẻ bị trúng gió không rõ nguyên nhân (2/1)
 5 mẹo giúp bé luôn ấm áp khi tắm trong mùa đông (19/12)
 Cách bế trẻ sơ sinh theo "chuẩn" theo điều dưỡng trong từng giai đoạn (7/12)
 "Giải ảo" việc cạo đầu trọc cho trẻ sơ sinh giúp con mọc tóc dày hơn khi lớn (4/12)
 “Da kề da” là phương pháp bổ sung giúp hạ sốt ở trẻ em. Mẹ đã biết chưa? (20/11)
 Cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi đơn giản mà hiệu quả (15/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i