Sức khoẻ
   Các dấu hiệu bệnh suy giảm miễn dịch ở trẻ mà phụ huynh cần lưu ý
 

Trẻ thường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng, tái phát nhiều đợt là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh suy giảm miễn dịch.

Tại buổi họp mặt bệnh nhân suy giảm miễn dịch tiên phát Việt Nam lần thứ 2 do Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tổ chức mới đây, PGS.TS Lê Thị Minh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp của Bệnh viện cho biết, suy giảm miễn dịch bẩm sinh là bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng sản xuất đủ các loại tế bào miễn dịch dẫn đến thiếu hụt kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh. Vì vậy, trẻ thường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng, tái phát nhiều đợt và dẫn đến biến chứng nặng nề hoặc tử vong sớm. Tuy nhiên trên thực tế nhiều gia đình người bệnh, thậm chí y bác sĩ tuyến dưới còn thiếu kiến thức về căn bệnh này

PGS. TS Lê Thị Minh Hương cho hay, suy giảm miễn dịch bẩm sinh là bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng sản xuất đủ các loại tế bào miễn dịch dẫn đến thiếu hụt kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hoặc nấm.

“Nhiều trường hợp bệnh nhân từ các tỉnh chuyển lên nếu không làm sâu về xét nghiệm các yếu tố di truyền miễn dịch sẽ khó phát hiện bệnh chuyên sâu nên đã có trường hợp trẻ phải đều trị lâu dài, thậm chí là đã tử vong do nhiễm khuẩn mà thực chất là do bệnh lý về suy giảm miễn dịch”- PGS. TS Lê Minh Hương nói.

 

Tùy theo bản chất của loại suy giảm miễn dịch, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng khác nhau. Mặc dù đây là căn bệnh di truyền, mãn tính nhưng trên thế giới nếu trẻ được phát hiện bệnh trước 3-6 tháng tuổi và điều trị kịp thời thì cơ hội khỏi bệnh có thể đạt tới 80- 90%. Trẻ bị bệnh ở thể thiếu hụt IgG, nếu được truyền chế phẩm miễn dịch thay thế đều đặn hàng tháng thì trẻ vẫn có thể học tập, vui chơi và có cuộc sống bình thường như các bạn. Đối với thể suy giảm thể kết hợp cả tế bào và dịch thể nặng thì phương pháp ghép tế bào gốc mở ra tương lai trong điều trị.

 

Mỗi năm bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận thêm từ 10-15 trẻ chẩn đoán mắc suy giảm miễn dịch các thể khác nhau

Hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã chẩn đoán và điều trị được một số mặt bệnh về bệnh suy giảm miễn dịch.  Kể từ khi thành lập đến nay (năm 2010), mỗi năm khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp tiếp nhận thêm 10-15 trường hợp mới được chẩn đoán suy giảm miễn dịch các thể, trong đó 2/3 số bệnh nhi có tiên lượng tốt nhờ được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Theo PGS. TS Lê Minh Hương, để điều trị bệnh lý suy giảm miễn dịch, các bệnh nhi sẽ được truyền một chế phẩm đặc biệt nhằm tăng sức đề kháng. Nhờ được dùng thuốc thay thế điều trị đặc hiệu nên sức khỏe bệnh nhân cải thiện dần, bệnh nhân hết nhiễm trùng, phát triển thể chất cải thiện và tinh thần tốt, có thể đến trường như các trẻ khác, sau này vẫn có thể lập gia đình, sinh con, đẻ cái.

PGS Hương cho biết thêm ngoài thuốc truyền, ở trẻ lớn, người lớn còn có chế phẩm tiêu dưới da, bệnh nhân có thể tự tiêm tại nhà như bệnh nhân đái tháo đường tiêm insulin, nếu được BHYT chi trả như bệnh đái tháo đường.

“Các bệnh nhân mắc bệnh ề suy giảm miễn dịch cần được điều trị thay thế suốt đời để duy trì cuộc sống bình thường. Vì thế rất cần các nhà hoạch định chính sách có các chính sách về y tế, về BHYT hỗ trợ cho công tác điều trị bệnh lý này đối với nhóm bệnh nhân > 16 tuổi, để bệnh nhân được hưởng chế độ BHYT của người lớn nhằm giảm gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân”, PGS Hương nói.

 

Bác sĩ chuyên khoa Miễn dịch khuyến cáo phụ huynh đưa con đến cơ sở y tế khi trẻ có một trong những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý suy giảm miễn dịch sau đây:

1.      Nhiễm trùng nặng và dai dẳng.

2.      Phản ứng toàn than với vaccine sống, đặc biệt với vắc xin phòng lao.

3.      Nhiễm khuẩn huyết không phân lập được vi khuẩn

4.      Chàm nặng.

5.      Tiêu chảy kéo dài

6.      Chậm rụng rốn (quá 30 ngày).

7.      Tim bẩm sinh (Bất thường động mạch lớn).

8.      Cần sử dụng kháng sinh mạnh để điều trị nhiễm trùng.

9.      Biểu hiện viêm tự miễn khác.

10. Tiền sử gia đình đã có người mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc chết sớm do nhiễm trùng nặng

11. Số lượng bạc cầu lympho máu ngoại vi giảm dưới 2500/ml dai dẳng

12. Chụp X-quang lồng ngực không có bóng tuyến ức.

 Nguồn http://suckhoedoisong.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chăm sóc để trẻ khỏe trong mùa lạnh (14/12)
 Báo động: 1,9 triệu trẻ em Việt bị suy dinh dưỡng thấp còi (12/12)
 Phòng bệnh cho trẻ trong mùa lạnh (8/12)
 Mách mẹ cách chữa nấc cụt cho trẻ nhỏ đơn giản hiệu quả (1/12)
 5 bộ phận ‘sợ lạnh’ của bé, bố mẹ không thể không giữ ấm khi đông về (28/11)
 Chảy máu cam ở trẻ em: xử trí và phòng ngừa (27/11)
 8 triệu chứng của viêm màng não mà mọi phụ huynh nên biết (25/11)
 7 bài thuốc chữa ho hiệu quả cho trẻ trong mùa lạnh (24/11)
 Vắc xin phối hợp của GSK tái cung cấp tại Việt Nam (24/11)
 Ăn chậm có lợi ích gì? (23/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i