Mang thai và sinh đẻ
   Mang thai và chế độ dinh dưỡng
 

Chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai người mẹ phải ăn uống cho cả mình và cả bào thai trong bụng.

Trong suốt quá trình mang thai người mẹ cần tăng được từ 9-12kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1-2kg; 3 tháng giữa tăng 3-4kg; 3 tháng cuối tăng 5-6kg. Sự tăng cân của thai nhi phụ thuộc vào sự tăng cân của mẹ. Nếu mẹ tăng cân tốt thì sau 9 tháng mang thai, người mẹ sinh đủ tháng, thai nhi sẽ đạt được 3kg. Mẹ tăng cân tốt, người mẹ sẽ tích lũy mỡ là nguồn năng lượng dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Nếu người mẹ ăn uống kém, không tăng đủ cân trong quá trình thai nghén sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bị suy kiệt, cân nặng trẻ sơ sinh thấp (suy dinh dưỡng bào thai). Khi trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai việc nuôi dưỡng sẽ rất vất vả, sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ cũng bị ảnh hưởng.

Khi có thai, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn bình thường vì nhu cầu này ngoài đảm bảo cung cấp cho hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của mẹ như biến đổi về chuyển hóa, tăng cân, tăng khối lượng tuần hoàn, tăng khối lượng của tử cung, vú... còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú. Như vậy bữa ăn của bà mẹ mang thai cần tăng thêm cả về số lượng và chất lượng.

Bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn

Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ...

Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc...

Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Nhóm chất bột là nguồn cung cấp năng lượng chính, tuy nhiên cần ăn chất bột với một tỉ lệ cân đối với các nhóm khác. Nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất bột thì cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, nhưng nếu ăn quá ít chất bột thì sẽ bị thiếu năng lượng.

Có thể bạn chưa biết
 
Chất đạm cần cho sự phát triển mọi bộ phận của thai nhi đặc biệt là tế bào não.
 

Nhóm chất đạm rất cần thiết cho bà mẹ mang thai. Nhu cầu chất đạm của người mẹ tăng lên một phần để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ, đồng thời còn phải cung cấp protein cho thai nhi và nhau thai hình thành và phát triển.

Các loại thức ăn động vật như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... có nhiều đạm quý cần được ưu tiên. Tôm, cua, cá, ốc, vừa là nguồn đạm vừa là nguồn calci tốt giúp tạo khung xương vững chắc của bào thai và phòng loãng xương cho người mẹ. Bữa ăn nên phối hợp cả 2 loại đạm động vật và đạm thực vật, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người để chọn cho mình loại thức ăn giàu đạm thích hợp. Nếu có điều kiện thì ăn thịt, cá, trứng, sữa; nếu ít tiền thì ăn tôm, cua, cá nhỏ, đậu đỗ để sao cho bữa ăn của bà mẹ có đủ chất đạm.

Nhóm chất béo cần được bổ sung thêm khi có thai để giúp tạo năng lượng dự trữ và gây dựng các tế bào của thai nhi. Ngoài dầu mỡ các thức ăn như đậu phụ, lạc, vừng là nguồn chất béo tốt giúp ăn ngon miệng và giúp cơ thể hấp thu các vitamin A, D, E, K là những vitamin tan trong dầu có nhiều chức phận quan trọng đối với cả mẹ và thai.

Bữa ăn của bà mẹ mang thai không thể thiếu rau xanh, quả chín. Các loại rau, củ, quả: rau ngót, rau cải, rau giền, mồng tơi, rau đay, cà rốt, củ cải, su hào, chuối, xoài, đu đủ, nhãn, na... mùa nào thức nấy là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin A, vitamin E giúp bà mẹ tăng cường sức đề kháng; cung cấp chất sắt, axit folic tham gia vào quá trình tạo máu...

Khi mang thai bà mẹ còn cần uống đủ nước. Lượng nước cần thiết hàng ngày khoảng 1,5 lít. Các loại nước tốt cho cơ thể mẹ là: nước rau, nước quả, nước chín. Không nên sử dụng các loại nước giải khát công nghiệp có lượng đường cao.

Khi mang thai bà mẹ có nguy cơ cao bị thiếu máu dinh dưỡng, do cơ thể cần có đủ lượng máu để nuôi dưỡng cả cơ thể mẹ và con, mà ăn uống lại cung cấp không đủ các yếu tố để tạo máu. Bệnh thiếu máu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả mẹ và thai nhi. Ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, giàu chất sắt là biện pháp phòng chống bệnh thiếu máu tốt nhất. Vì thế nên ăn nhiều các thức ăn có nhiều sắt như thịt nạc, trứng, tim, gan, bầu dục, đậu đỗ, rau xanh... Ngoài ăn uống, để phòng chống thiếu máu có hiệu quả bà mẹ cần uống thêm viên sắt với hàm lượng 60mg sắt nguyên tố và 0,4mg folic hàng ngày từ lúc bắt đầu mang thai tới sau khi sinh 1 tháng.

Người mẹ mang thai không nên kiêng khem nhưng cũng cần hạn chế dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc; giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.

TS. Hoàng Kim Thanh

Nutifood


 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giấc ngủ ảnh hưởng đến nuôi dạy con cái. (5/11)
 Bệnh trĩ ở phụ nữ có thai. (5/11)
 Biết có thai sớn bằng cách đo nhiệt độ cơ thể (5/11)
 Các bà bầu đi làm chú ý. (5/11)
 Bà bầu cũng tập thể dục. (5/11)
 Giảm đau đẻ bằng gây tê tủy sống. (29/10)
 Đi tiểu nhiều khi mang thai. (29/10)
 Uống thuốc tránh thai - Nên hay không nên? (29/10)
 Mẹo ăn mặc cho các bà mẹ bận rộn. (29/10)
 Đa thai mối nguy hiểm nhân đôi. (22/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i