Trẻ sơ sinh
   10 dấu hiệu sinh non sớm và dễ nhận biết nhất
 

Càng nhận biết sớm dấu hiệu sinh non mẹ càng có thêm cơ hội ngăn ngừa tình trạng này, giúp thai nhi có thêm cơ hội được trong bụng mẹ đủ ngày tháng.


Sinh non là điều không một phụ nữ mang thai nào mong muốn. Tuy nhiên, điều không may này vẫn xảy đến với một số ít mẹ bầu. Nhận diện sớm dấu hiệu sinh non sẽ giúp mẹ tăng khả năng giữ con bên mình.
Sinh non là gì?
Trong y khoa, sinh non được định nghĩa những trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần đến trước khi hết 36 tuần. Sinh cực non là khi thai dưới 28 tuần. Sinh rất non là khi thai từ 28 tuần đến 33 tuần 6 ngày. Sinh non muộn là khi thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày.
Trẻ sinh non luôn phải chịu nhiều thiệt thời, không chỉ là đối mặt với những vấn đề về sức khỏe mà còn liên quan đến trí tuệ sau này nếu không được chăm sóc đúng cách.


Trẻ sinh non chưa bao giờ luôn phải đối mặt với nguy cơ về sức khỏe và trí tuệ

Thiệt thòi của trẻ sinh non
Đến với vòng tay yêu thương của mẹ với thể trạng yếu ớt, trẻ sinh non không chỉ cần sự đồng hành kiên trì từ phía gia đình, nỗ lực của các y bác sĩ mà còn phải nhờ cậy đến các phương pháp y học tiên tiến nhất để tồn tại.
Hầu hết trẻ sinh non đều rất khó khăn để làm quen với cuộc sống bên ngoài bụng bầu. Các thống kê cho thấy 20% trẻ sinh non tử vong trong năm đầu đời. Vừa lọt lòng trẻ đã phải đối đầu với nguy cơ di chứng về tinh thần và thể chất như chậm phát triển về nhận thức, liệt não, động kinh,... Do phổi chưa đủ trưởng thành nên trẻ sinh non có nguy mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Đây cũng là đối tượng dễ bị các khuyết tật bẩm sinh như mù, câm, điếc.
Với một đứa trẻ sinh non mỏng manh, cha mẹ phải hết sức nâng niu, kiên trì nuôi dưỡng vì bé thường khó nuôi, nhẹ cân, chậm lớn so với bạn bè cùng trang lứa.
Dấu hiệu nhận biết sinh non
1. Chảy máu âm đạo: Dù ít hoặc nhiều thì mẹ cũng cần đi kiểm tra sớm.
2. Cơn gò tử cung: Xuất hiện những cơn gò tử cung, khoảng 10 phút lặp lại một lần hoặc thường xuyên hơn.
3. Đau bụng dưới: Đau quặn ở bụng dưới, đau như khi hành kinh hay rối loạn tiêu hoá, đầy hơi... rất khó chịu.
4. Tiết nhiều dịch âm đạo: Chất nhầy trong âm đạo tiết ra nhiều hơn trong ngày.
5. Triệu chứng như khi cảm cúm: Liên tục buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy thì mẹ phải lập tức hỏi ý kiến bác sĩ ngay cả khi mới bị nhẹ. Nếu tình trạng bất ổn này kéo dài hơn 8 giờ, bạn phải gặp bác sĩ để được khám kỹ hơn.
6. Tăng áp lực lên khung xương chậu: Mẹ sẽ cảm thấy thai nhi đang tụt dần về phía ống sinh, đè nặng lên vùng xương chậu.


Đau lưng khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của sinh non


7. Đau lưng: Thường là phần thắt lưng hoặc phần lưng dưới. Có thể đau liên tục hoặc từng cơn nhưng không đỡ mặc dù bạn đã thay đổi tư thế hay cố gắng xoa dịu cơn đau bằng nhiều cách khác nhau.
8. Đau đầu, buồn nôn: Trong tuần từ 20-37 nếu các mẹ có cảm giác đau đầu choáng váng, buồn nôn, tiêu chảy sẽ là dấu hiệu xấu cho thấy thai nhi đang ở tình trạng bất thường có khả năng sinh non.
9. Vỡ ối: Một số bà bầu thường bị nhầm lẫn giữa rỉ nước ối và bị tiểu són nhưng có người vỡ ối thực sự - nước tuôn ào ào. Khi vỡ ối, mẹ bầu cần tới ngay bệnh viện để xử lý tránh nguy hiểm cho bé.
10. Triệu chứng khác: Một vài triệu chứng khó phân biệt khácso với khi mang thai bình thường, ví dụ như đau lưng. Tuy nhiên bạn cần thận trọng vẫn hơn, mọi triệu chứng cảnh báo phải được kiểm tra để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Chuẩn đoán sinh non như thế nào?
Thông thường, trong lịch hẹn khám thai trước tuần 37, bác sĩ có thể giúp bạn chuẩn đó nguy cơ sinh non hay không. Nếu mẹ đang có những dấu hiệu sinh non ở trên, những xét nghiệm và thủ tục dưới đây có thể sẽ được tiến hành để kiểm tra :
Khám phụ khoa để đánh giá độ cứng và độ mềm của tử cung, kích thước và vị trí của em bé, khung xương chậu rộng mở thế nào...
Siêu âm thai đo chiều dài tử cung, kích thước, trọng lượng và vị trí của em bé
Kiểm tra tử cung đo thời gian và khoảng cách giữa các cơn co thắt.
Xét nghiệm kiểm tra nhiễm trùng qua mẫu dịch tiết âm đạo.
Chọc nước ối nhằm xác định sự trưởng thành của phổi em bé và nguy cơ nhiễm trùng trong nước ối.
Nhận diện càng sớm các dấu hiệu sinh non càng giúp bé yêu có cơ hội được nuôi dưỡng thêm thời gian trong bụng mẹ. Đồng thời hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong và sau khi sinh.

Theo Marrybaby

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bảo quản sữa mẹ đúng cách: Những điều không phải ai cũng biết (13/10)
 Ăn ngay đậu phộng khi chon con bú để giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng (11/10)
 Gối chặn sơ sinh không thực sự an toàn cho trẻ! (11/10)
 Sự phát triển của bé sẽ đánh giá sữa mẹ như thế nào là tốt (9/10)
 Giải mã hiện tượng trẻ sơ sinh khó ngủ giai đoạn 0-6 tháng (9/10)
 Trẻ 3 tháng tuổi ngủ mấy tiếng một ngày là bình thường? (27/9)
 Lý do khiến các mẹ phải cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định cho bé bú bình (25/9)
 Nguy hiểm khôn lường từ việc quấn khăn cho trẻ sai cách (19/9)
 Đừng quên lưu máu cuống rốn bé trước khi rời bệnh viện (12/9)
 Mẹ đang cho con bú ăn gì để tránh đầy hơi cho bé? (7/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i