Mang thai và sinh đẻ
   Hiện tượng ra máu nâu có đáng lo ngại?
 

Bạn thường xuyên phát hiện thấy ra máu nâu ra vào trước hoặc sau chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này làm không ít phụ nữ băn khoăn liệu nó có ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng và tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của bản thân?

Hiện tượng ra máu nâu có đáng lo ngại?
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng hàng tháng của chị em phụ nữ, và thực tế là nó phụ thuộc vào một số yếu tố bất định như cảm xúc, sức khỏe và cả sự thay đổi của các nội tiết tố. Tất cả những yếu tố này "bắt tay" với nhau để đảm bảo tính liên tục cho nguồn cung cấp trứng trưởng thành sẵn sàng tại thời điểm rụng trứng.
Đôi khi, lượng máu tiền kinh nguyệt vẫn còn trong tử cung và không thể thoát ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu cũ này thường có màu nâu hoặc màu sẫm. Đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, và không phải một vấn đề đáng quan tâm hoặc biến chứng nào đó cần được để ý.
1. Ra máu nâu có phải hiện tượng bất thường?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 5% phụ nữ gặp phải tình trạng này, và nó được xem là chuyện khá bình thường.
17 dấu hiệu có thai chính xác nhất (Phần 2)
17 dấu hiệu có thai chính xác nhất (Phần 2)
Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ (tức là khi bạn thấy trễ kinh khoảng 1-2 tuần), bạn đã có thể xác định được mình đã mang bầu nhờ thử máu hoặc nước tiểu.
2. Nguyên nhân làm bạn thường ra máu nâu
Do rụng trứng: Dịch âm đạo có màu nâu đậm thường xuất hiện dưới dạng đốm nhỏ vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, khoảng ngày 14-16 (với chu kỳ 28 ngày).
Dấu hiệu mang thai: Ra máu nâu là hiện tượng khá phổ biến trong những ngày đầu tiên mang thai, và thường là dấu hiệu "chỉ điểm" của sự thụ thai thành công. Điều này xảy ra sau một vài ngày thụ thai, kéo dài khoảng 3-4 ngày.
Tử cung lớn: Đôi khi, kích cỡ tử cung cũng dẫn đến hiện tượng ra máu nâu. Sau khi sinh, tử cung bị giãn nở và không lấy lại kích thước bình thường, lúc này bạn rất dễ xuất hiện máu nâu.
Do sự tắc nghẽn lưu lượng máu kinh nguyệt: Bất cứ điều gì gây cản trở hoặc tắc nghẽn sự lưu thông của lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt từ tử cung qua cổ tử cung và ra khỏi âm đạo đểu có thể ảnh hưởng đến màu sắc hay độ nhiều hay ít của máu kinh nguyệt. Sự hiện diện của khối u lành tính trong tử cung cũng có thể được tính là một vật cản trở dòng lưu thông máu.
Lạc tuyến cơ tử cung: Đây là bệnh liên quan đến tử cung, với các mô niêm mạc phát triển bất thường bên ngoài tử cung gây ra hiện tượng đông máu, máu ra nhiều và thay đổi màu sắc.
Rối loạn cảm xúc: Căng thẳng và trầm cảm có thể làm loãng các lớp lót bên trong tử cung, đồng thời làm chậm trễ quá trình phát tán tế bào nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến quá trình ô-xy hóa của máu, dẫn đến hiện tượng máu nâu.
Máu đông vón cục: Để vận chuyển những cục máu đông ra ngoài, một ít dịch máu nâu cũng thoát ra theo. Hiện tượng nhanh chóng trở lại màu sắc bình thường trong một vài ngày.
3. Hiện tượng trở nên đáng lo ngại khi nào?
Nếu hiện tượng ra khí hư màu nâu kéo dài và màu nâu của máu đậm hơn bình thường, rất có thể đó là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung, tiền mãn kinh, mãn kinh, viêm vùng chậu, rối loạn chảy máu tử cung, hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.
Ngoài ra, đó có thể là hệ quả của việc sử dụng một số loại thuốc tránh thai đường uống hoặc tiêm steroid. Thành phần hóa học có trong thuốc có khả năng làm đổi màu máu kinh nguyệt.


Thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra máu nâu


4. Thuốc giải cho hiện tượng ra máu nâu trong chu kỳ
Thay đổi lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng, luyện tập điều độ, uống đủ lượng nước thiết yếu hằng ngày, chính là giải pháp đơn giản nhất để bình thường hóa máu sắc của máu kinh nguyệt.
Bài thuốc gợi ý: Nước ép mùi tây. Chất apiol có trong loại rau này cũng là một thành phần của hormone nữ giới. Mỗi ngày bạn uống khoảng 75ml nước ép mùi tây, kết hợp với củ cải, cà rốt, thơm hoặc dưa chuột để tăng hiệu quả. Đu đủ cũng là loại quả khá hữu dụng trong trường hợp này.
Ra khí hư màu nâu khi mang thai là một dấu hiệu đáng mừng khi bạn có hiện tương ra máu màu nâu ở âm đạo. Kiểm tra bằng que thử thai ngay bạn nhé! Nếu không phải, nên gặp bác sĩ để chắc chắc bạn không có vấn đề gì về sức khỏe.

Theo marrybaby

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 thực phẩm bà bầu không nên ăn kẻo có thể nguy hiểm cho thai nhi (5/9)
 Điều trị vô sinh: Sản phụ mang thai, bác sĩ phập phồng (1/9)
 Bí kíp đơn giản giúp mẹ bầu tăng cân siêu ít suốt 40 tuần thai (31/8)
 Nguy cơ bà bầu phải đối mặt khi lượng nước ối thấp (30/8)
 Phụ nữ nào dễ bị ung thư buồng trứng? (29/8)
 Giải mã những giấc mơ lạ trong thai kỳ mẹ bầu thường gặp (26/8)
 Xuất huyết trong thai kỳ: Đâu là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm? (24/8)
 Ngũ cốc lợi sữa loại nào tốt, "gọi sữa về" nhanh? (22/8)
 Sự thật về việc bà bầu có ăn được dứa không (21/8)
 Phụ nữ rụng trứng khi nào và 6 câu hỏi liên quan (16/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i