Sức khỏe và Phát triển
   Bé lùn do ăn nhiều thịt
 

Trong khẩu phần ăn của các bé nước ta, các yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết đối với quá trình tăng trưởng chiều cao là calci và vitamin D nhưng lại chưa đáp ứng được nhu cầu.

Cứ 4 bé thì có 1 bé suy dinh dưỡng thấp còi

PGS.TS. Lê Bạch Mai (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, kết quả khảo sát của Viện năm 2014, tình trạng dinh dưỡng của bé Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã được cải thiện đáng kể. Tính từ năm 1985 đến năm 2014, tỷ lệ bé dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đã giảm từ 51,5% xuống còn 14,5%. Tương tự, tỷ lệ thấp còi cũng giảm từ 59,7% xuống còn 24,9%.

Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ này thì ở Việt Nam, hiện tại cứ 4 bé thì vẫn còn một bé bị suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao thấp so với tuổi). Lý giải thực trạng này, PGS. Mai cho rằng, do tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở các bé Việt Nam vẫn còn cao: tỷ lệ thiếu máu ở bé dưới 5 tuổi là 29,2%, thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 14,2%, thiếu kẽm (81,2%), thiếu vitamin D (53,7% ở nông thôn, 62,1% ở thành phố).

"Đặc biệt, khẩu phần của bé cũng chỉ đáp ứng được 60,3% nhu cầu calci (canxi) và 10,6% nhu cầu vitamin D khuyến nghị, trong khi đây là những vi chất quan trọng giúp bé tăng trưởng và khỏe mạnh. Tình trạng thiếu hụt vitamin D và khẩu phần calci thấp đang là những vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe của các bé Việt Nam"- PGS. Mai nhấn mạnh.

Cách bù đắp

PGS. Mai cho biết thêm thiếu calci làm bé chậm sự phát triển thể lực, hạn chế sự tăng trưởng chiều cao và là một trong những yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng thấp còi. Nguồn cung cấp calci của cơ thể gồm calci từ thức ăn (như thực phẩm tự nhiên, thực phẩm được tăng cường) và việc uống calci bổ sung. Những thực phẩm giàu calci như sữa, fromage, sữa chua, đậu nành; các loại rau xanh (rau cải, rau bó xôi...); đậu khô, quả cây (nhất là quả có múi như bưởi, cam); các loại thức ăn nhiều đạm (cá hộp, thịt, sò, ốc).

Theo đó, nhu cầu calci cho bé 1-3 tuổi là 500mg/ngày và cho bé 4-6 tuổi là 600mg/ngày. Tuy vậy, nhu cầu calci cũng có sự thay đổi tùy theo chế độ ăn uống hàng ngày của bé. Chẳng hạn như, bé ăn nhiều thịt và các thực phẩm giàu protein khác thì cũng cần tăng thêm calci vì lượng calci đào thải qua nước tiểu cao hơn. Chế độ ăn giàu các yếu tố kiềm đặc biệt là rau, quả có tác dụng bảo vệ khối xương, còn các chế độ ăn mặn (nhiều natri) thì có tác dụng ngược lại.

Sữa chứa nhiều calci và là nguồn calci tối ưu cho bé phát triển chiều cao, có một bộ xương vững chắc sau này. Thông thường với những bé bị suy dinh dưỡng thấp còi, bữa ăn của bé thường khá nghèo calci (ít sữa). Phần lớn nguồn protein trong khẩu phần đều từ các thực phẩm như thịt, giò, chả, trứng... chưa mang lại tính cân đối và hợp lý cho khẩu phần, khiến việc hấp thu và sử dụng calci cho cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

Bữa ăn của bé thường nghèo calci (ít sữa) nhất là đối với bé bị suy dinh dưỡng thấp còi. Vì thế mức đáp ứng nhu cầu calci của bé nước ta mới chỉ đạt ở mức xung quanh 60.3% và thấp hơn ở bé suy dinh dưỡng thể thấp còi (49%).

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần bổ sung thêm vitamin D cho con. Tuy nhiên, PGS. Mai lưu ý, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D (chỉ có ở một số dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng cực), trứng gà...).

Trong đó, 80-90% nguồn vitamin D của cơ thể là do tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, phần còn lại, khoảng 10-20% được cung cấp từ thức ăn. "Chính vì vậy, để cung cấp đủ nhu cầu vitamin D, cần chú ý tăng cường vitamin D vào thực phẩm, tắm nắng, hoặc thậm chí phải bổ sung vitamin D cho bé" - PGS. Mai nói.

Nhằm hỗ trợ tăng trưởng chiều cao, PGS Mai cho rằng, các bà mẹ hãy cho con sử dụng thực phẩm giàu calci phù hợp với lứa tuổi (sữa và các chế phẩm từ sữa, cá nhỏ...), sử dụng sản phẩm tăng cường calci, bổ sung calci ở các giai đoạn đặc biệt trong chu kỳ vòng đời.

Lượng protein trong khẩu phần nên vừa phải, nếu ăn nhiều protein phải đảm bảo đủ calci vì chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất calci theo nước tiểu. Đây chính là nguyên nhân gây thiếu calci, tác nhân khiến bé suy dinh dưỡng, thấp còi. Ngoài ra, nên cho bé ăn nhiều rau và trái cây,hạn chế nước có gas.

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bậc phụ huynh nên kết hợp các hoạt động thể chất phù hợp và có thời gian hoạt động ngoài trời hợp lý giúp bé phát triển tối đa chiều cao, tăng cường sức khỏe.

Theo Gia Đình

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bài thuốc trị ho từ hành, tỏi và táo, các mẹ đã "bỏ túi" chưa? (22/8)
 Viêm màng não đã khiến bé trai này chịu thương tổn thế nào, các cha mẹ cần biết (16/8)
 3 cấp độ bệnh tay chân miệng trẻ em mẹ cần biết (2/8)
 Bé bị sâu răng sữa: Xử ngay kẻo hại! (3/5)
 Phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng (2/5)
 Trẻ nghiến răng khi ngủ - Dấu hiệu bình thường hay bất thường? (13/3)
 Bố mẹ nhầm thủy đậu với bệnh sởi, nhiều trẻ nguy kịch (1/3)
 Sau 2 tuổi, dạy ngay cho bé 3 quy tắc này, tương lai con sẽ là người có nhân cách tốt (22/2)
 Bố mẹ nhầm thủy đậu với bệnh sởi, nhiều trẻ nguy kịch (20/2)
 Vệ sinh hô hấp: Tuyệt chiêu phòng bệnh vặt cho bé (6/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i