Giáo dục mầm non
   Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
 

Giai đon tr chuyn t mm non sang lp 1 là mt bưc chuyn ln. Vì đang quen đưc chăm sóc, t do vui chơi, phi chuyn sang môi trưng hc tp có k lut, khiến không ít tr rơi vào trng thái lo âu, hong s nh hưng đến tâm lý và kết qu hc tp.



Trưc khi tr vào lp 1, ph huynh cho tr làm quen vi toán hc qua trò chơi xây nhà bng hình tam giác, hình vuông…


Để giúp trẻ vào lớp 1 với tinh thần thoải mái, các chuyên gia cho rằng phụ huynh nên chuẩn bị cho trẻ cả về tâm lý lẫn những kỹ năng cần thiết. Dưới đây là ý kiến chia sẻ của các chuyên gia.


PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam): Giúp tr làm quen vi k năng tp đc, tp viết


Trẻ ở tuổi lên 6, chuẩn  bị vào lớp 1 sẽ có hàng loạt thay đổi về mặt tâm lý. Nếu như ở mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, thì khi vào lớp 1, hoạt động học tập lại là hoạt động chính. Đây có thể là một cú sốc nếu như chúng ta không quan tâm và không có sự chuẩn bị cho trẻ. Do đó, nhằm chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ trong giai đoạn chuyển giao này, phụ huynh nên cho trẻ tham quan trường lớp trước khi vào học, và chỉ cho trẻ biết “đây là trường mà con sẽ học, ở đó có cô hiệu trưởng, có cô giáo, có bác bảo vệ, đặc biệt có rất nhiều bạn và những anh chị đeo khăn quàng nữa”. Điều đó sẽ làm cho trẻ rất thích thú.


Tiếp theo phụ huynh cần chuẩn bị tâm thế đi học cho trẻ, nói với trẻ những điều cần thiết như đi học đúng giờ, sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ. Điều quan trọng nữa là phải chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng tiền tập đọc và tiền tập viết. Cụ thể như hướng dẫn trẻ dùng đất nặn và lăn dài để uốn cong thành chữ o, chữ a, và đọc cho trẻ nghe. Tương tự, phụ huynh hãy giúp trẻ làm quen với toán học như cùng chơi những trò chơi chiếc túi kỳ diệu, bằng cách cho những hình chữ nhật, tam giác, hình vuông vào một cái túi để trẻ đoán hình. Sau đó dạy trẻ thao tác đếm xem có mấy hình nhằm giúp trẻ làm quen với biểu tượng số. Phụ huynh làm những điều này sẽ rất tốt cho trẻ, thay vì chúng ta bắt trẻ phải ngồi, phải viết cho đúng hoặc tô, vẽ như là một học sinh lớp 1 thật sự, điều đó không phải là sự chuẩn bị đúng nghĩa về tâm lý cho trẻ vào lớp 1.


Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc chuẩn bị cho trẻ cũng khiến cho phụ huynh đôi khi gặp một số vướng mắc và đó là những điều cần tránh. Thứ nhất là không để cho trẻ có cảm xúc tiêu cực về trường tiểu học và đặc biệt về thầy cô giáo. Ví dụ khi trẻ không ăn cơm thì bị mẹ mắng: “Không ăn cơm mai mốt đi học lớp 1 cô đánh cho biết”. Đó là đều không nên. Và một trong những khó khăn khá quan trọng là cha mẹ không kiên trì. Ở việc này tôi cho rằng phụ huynh cần phải dành thời gian chuẩn bị cho con. Theo đó, mỗi ngày phụ huynh cần dành ít nhất từ 30-60 phút để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nếu không thì sẽ rất khó giúp cho trẻ vượt qua được cột mốc này cũng như có tâm thế, kỹ năng đi học.


Lưu Minh Hường (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm VSK, Hà Nội): Tp cho tr làm quen vi n nếp trưng lp


Với trẻ mẫu giáo khi bắt đầu vào lớp 1, nghĩa là trẻ chuyển sang một môi trường hoàn toàn khác. Từ môi trường trẻ được tự do vui chơi, sang một môi trường có nề nếp, kỷ luật nhiều hơn, việc học là nội dung chính trong suốt thời gian trẻ ở trường. Do đó, phụ huynh cần chuẩn bị cho trẻ về nề nếp ở trường tiểu học. Bởi vì ở trường tiểu học thì trẻ phải ngồi vào bàn ghế, không được lựa chọn các góc chơi, cũng không được phép nói chuyện khi thầy cô đang giảng bài. Do đó phụ huynh cần tìm hiểu để tập dần cho trẻ những nề nếp này. Đặc biệt rèn cho trẻ thói quen giơ tay khi phát biểu, biết lắng nghe người khác, biết tập trung chú ý nghe giảng bài…


Một kỹ năng quan trọng khác phụ huynh nên lưu ý là chuẩn bị cho trẻ khả năng tự phục vụ. Vì kỹ năng này rất quan trọng với trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh nên tập cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề, vì đôi khi có những tình huống xảy ra ở trường tiểu học mà trẻ lại không biết cách giải quyết, hoặc thiếu kỹ năng thì sẽ làm cho trẻ thiếu tự tin. Để làm được điều này, phụ huynh nên trao đổi với trẻ vốn sống trong cuộc sống hàng ngày bằng cách đưa ra những tình huống để tập giải quyết.


Nhằm giúp trẻ hòa nhập được với môi trường mới một cách thuận lợi, phụ huynh hãy tập trẻ cách giao tiếp tự tin với mọi người. Vì khi ở mầm non, trẻ có thể nhờ cô giáo giúp đỡ, nhưng khi vào tiểu học thì điều đó không được đáp ứng kịp thời, bởi vì thầy cô ở tiểu học sẽ không chăm sóc trẻ như ở mẫu giáo. Do đó, khi trẻ có nhu cầu gì thì phải biết cách giao tiếp với thầy cô và biết cách đề nghị giúp đỡ…


Nguyễn Hoàng Anh (Trợ lý dự án Liên Hợp Quốc): Lưu ý đến sc khe ca tr


Theo tôi, bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho trẻ, cha mẹ cũng cần phải chuẩn bị tâm lý cho mình. Vì thông thường cha mẹ sẽ rất lo lắng khi trẻ vào lớp 1, như lo trẻ có học được không, có ăn uống tốt không, có bị bạn bè bắt nạt không?... Điều quan trọng nữa là cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ về mặt sức khỏe. Nhiều phụ huynh muốn cho trẻ tập viết sớm nhưng chưa để ý xem cái cổ tay của trẻ đã đủ khỏe để viết hay chưa vì sắp tới trẻ sẽ phải viết bài mỗi ngày ở trường. Khi đó, phụ huynh cần chỉ cho trẻ những động tác cầm bút để trẻ làm quen. Vì khi trẻ bắt đầu cầm viết phải vận động kết hợp các ngón tay, bàn tay, cổ tay và trí não...


Theo Giáo Dục Online

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bắt đầu tựu trường từ 1/8 (27/7)
 63 tỉnh thành đã phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (25/7)
 11 kỹ năng cần cho con trước khi vào lớp 1 (7/7)
 Đảm bảo mọi trẻ em được tiếp cận GD mầm non chất lượng (7/7)
 Tuyển sinh đầu cấp tại quận 10, TP.HCM (5/7)
 Phổ cập mầm non 5 tuổi đem lại những quyền lợi gì cho trẻ em? (3/7)
 Kon Tum tuyển giáo viên mầm non (27/6)
 Hải Dương thí điểm chương trình cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh (23/6)
 Áp dụng phương pháp giáo dục mới cần hiểu đúng triết lý giáo dục (22/6)
 Cô giáo trường làng “lấy trẻ làm trung tâm” (21/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i