Sức khoẻ
   Chuyên gia chỉ ra 4 thói quen của mẹ khiến trẻ đón lõng nhiều bệnh tật
 

Nhiều người vẫn quan niệm rằng, trẻ nhỏ nên bụ bẫm một chút mới là khỏe mạnh, đáng yêu. Tuy nhiên theo các bác sĩ đây là căn nguyên của nhiều bệnh, khiến trẻ đánh mất nhiều thứ.

Quá nhiều bệnh tật đeo đuổi
TS Nguyễn Khánh Hoà - chuyên gia về bệnh đái tháo đường tại Canada - cho biết, qua nghiên cứu và tìm hiểu của anh, trẻ thừa cân và béo phì đang tăng nhanh cả ở Việt Nam và trên thế giới.


Tại Mỹ, hiện nay có tới 1/3 trẻ em có hiện tượng thừa cân và trong đó khoảng 17% có hiện tượng béo phì. Tại Việt Nam, tỉ lệ thừa cân và béo phì năm 2002 và 2004 ở TP HCM là 5,9% và 11,7%. Một nghiên cứu mới hơn công bố năm 2013 tại TP.HCM cho thấy tỉ lệ thừa cân và béo phì là 17.8% và 3.2%.


Trẻ bị thừa cân, béo phì nguyên nhân chủ yếu là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Khẩu phần năng lượng vượt quá năng lượng tiêu hao, do đó phần dư thừa được chuyển thành mỡ tích lũy trong các tổ chức. Một số nguyên nhân dẫn đến trẻ thừa cân được TS Hoà chỉ ra như sau:


Thứ nhất: Chế độ ăn giàu chất béo, đậm độ năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì. Ít hoạt động thể lực, làm giảm tiêu hao năng lượng, tăng tích lũy mỡ.


Thứ hai: Rối loạn hoạt động của các hormone: Hormone tăng trưởng (GH) có liên quan đến hoạt động tiêu mỡ, quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ, do vậy nếu mất ngủ sẽ làm giảm tiêu mỡ đồng thời rối loạn quá trình sản xuất các hormone điều hòa ăn uống, giảm sản xuất leptin giúp não có cảm giác no nhưng tăng sản xuất ghrelin kích thích thèm ăn nên trẻ ăn nhiều.


Thứ ba: Ngoài ra, những trẻ có bố mẹ bị thừa cân, béo phì, cân nặng sơ sinh quá cao, suy dinh dưỡng thấp còi đều có nguy cơ thừa cân, béo phì.


Thứ tư: Thói quen ăn nhiều vào buổi tối, ăn khi xem tivi là đặc trưng của trẻ thừa cân, béo phì.Hậu quả của thừa cân, béo phì tương đối nặng nề, bao gồm:


Nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol. Tại Mỹ và Canada tỉ lệ trẻ mắc đái tháo đường type 2 đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây do hiện tượng trẻ thừa cân và béo phì.


Nguy cơ rối loạn tâm lý do trẻ mặc cảm bởi hình thể hoặc bị bạn bè trêu chọc dẫn tới trầm cảm.


Nguy cơ dậy thì sớm, giảm phát triển chiều cao.


Mất nhiều cơ hội

PGS Tạ Văn Bình - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương chia sẻ ông đang điều trị và theo dõi cho một bé trai học lớp 8 nhưng nặng tới gần 1 tạ.


PGS Bình cho biết trường hợp này bị tiểu đường tuyp 2 kèm theo nhiều bệnh lý khác phải điều trị lâu dài và đặc biệt ảnh hưởng tới cuộc sống, học hành và công việc sau này của các cháu. PGS Bình cho biết nếu so với những đứa trẻ bình thường, đứa trẻ thừa cân béo phì mất quá nhiều cơ hội cho cuộc sống và sinh hoạt của các cháu.


Thạc sĩ, Nguyễn Huy Cường - Nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, hiện nay có quá nhiều bà mẹ được khuyến khích tăng cân càng nhiều càng tốt ngay từ khi mang thai để sinh con to và thường "lờ" đi tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ ở giai đoạn sớm.


Mẹ sinh con quá to khiến nồng độ Glucose cao, cao huyết áp, lượng lipit có hại cao,... có thể gây ra các bệnh lý hạ đường máu cấp nguy hiểm thậm chí có thể tử vong.


Đặc biệt, theo một nghiên cứu mới đây do trường Đại học Harvard thực hiện, những trẻ tăng cân nhanh trong 6 tháng đầu đời, có tỉ lệ thừa cân béo phì nhiều hơn đáng kể khi lên 3 tuổi.


Thạc sĩ Cường cho biết, với trẻ, các bà mẹ cần cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm chính. Việc tăng protein không tốt, nên cho các bé ăn với hàm lượng hợp lý và chất lượng tối ưu nhất, đồng thời khuyến khích con vận động thể chất để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh dài lâu.


Theo Gia Đình & Xã Hội

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ ngủ ngáy có nguy hiểm? (12/5)
 Muốn trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, đừng sợ con bẩn! (11/5)
 Trẻ bị sốt có thể tử vong nếu ăn món này, mẹ nhất định phải biết để tránh cho con (10/5)
 Những thực phẩm cần kiêng khi con bạn mắc bệnh tự kỷ (9/5)
 Cách chăm sóc bé mới ốm dậy (8/5)
 iPad, smartphone làm trẻ chậm nói (5/5)
 Mách bạn kinh nghiệm cho con đi du lịch (4/5)
 Không phải cứ trời nóng cho trẻ uống nhiều nước là đúng (3/5)
 Cha mẹ đang "tiếp tay" khiến trẻ dậy thì sớm bằng những thực phẩm được ưa chuộng (28/4)
 Những sản phẩm nguy hiểm cho trẻ đang được dùng phổ biến ở Việt Nam (27/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i