Bạn nhỏ quanh ta
   6 điểm khác biệt rõ rệt trong việc dạy dỗ trẻ em Mỹ và Trung Quốc
 

Sự khác biệt giữa trẻ em Mỹ và Trung Quốc được biểu hiện rõ nét trong thói quen học tập hơn là khả năng học tập, nó xuất phát từ quá trình nuôi dưỡng, chứ không phải bản chất tự nhiên.


1. Nỗ lực vươn tới sự hoàn hảo

Cha mẹ và giáo viên Trung Quốc đặt rất nhiều áp lực, buộc trẻ em phải tập trung vào sự hoàn hảo. Nếu trẻ đạt được số điểm 98%, thay vì nhận lời khen ngợi, cha mẹ Trung Quốc thường tập trung vào 2% chưa đạt của trẻ.


Người Mỹ có xu hướng ít quan tâm tới điểm số hơn. Hệ thống cho điểm của Mỹ truyền tải một thông điệp mang tính khái quát hơn về cách thức đánh giá tiến bộ học thuật ở trẻ. Thay vì cụ thể dưới dạng con số, trẻ em Mỹ được chấm điểm bằng một ngôi sao, một khuôn mặt cười và chữ "S" hoặc "S+" với những trẻ lớn hơn.


Nếu trẻ đạt được số điểm 98%, thay vì nhận lời khen ngợi, cha mẹ Trung Quốc thường tập trung vào 2% chưa đạt của trẻ (Ảnh minh họa)


2. Lòng tự tôn

Theo ý thức hệ Khổng Tử, trẻ em Trung Quốc phải học hành chăm chỉ, phải bền bỉ, kiên trì và phải tôn trọng quyền lực. Đây là những điểm mấu chốt để thành công trong cuộc sống. Còn cảm giác thoải mái về chính bản thân được xếp hàng thứ yếu.


Suốt hơn 40 năm qua, giáo viên Mỹ luôn được hướng dẫn rằng, lòng tự tôn của một học sinh nhỏ tuổi đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kỹ năng xã hội và kỹ năng tâm lý của trẻ. Trẻ không bị gây áp lực phải đạt 100% trong mọi bài kiểm tra và thành công có mối liên hệ với rất nhiều thứ khác nhau, vượt lên trên điểm số.


3. Sự tôn trọng dành cho giáo viên

Theo một nghiên cứu quốc tế được BBC đưa tin, dựa trên câu trả lời của 1.000 người trưởng thành đến từ các quốc gia khác nhau, kết quả cho thấy, Trung Quốc là nước có mức độ tôn trọng cộng đồng cao nhất. Sự khác biệt văn hoá trong nhận thức về vai trò của giáo dục là một phần quan trọng tác động tới cách hành xử của học sinh trong lóp và cách họ đánh giá giá trị việc học hành. Ở Trung Quốc, phụ huynh có xu hướng đứng về phía giáo viên hơn là chọn cách đối đầu.


Trong khi ở Mỹ, cả phụ huynh lẫn học sinh đều không coi giáo viên là quyền lực sau cùng, có thể tác động lớn lao tới họ. Những khác biệt này có liên quan tới kỹ thuật quản lý lớp học được yêu cầu trong các trường ở Mỹ và Trung Quốc.


4. Mức độ độc lập

Giáo viên và phụ huynh Trung Quốc nhìn chung không có xu hướng phát triển trẻ trở thành những cá nhân độc lập như mục tiêu của người Mỹ. Thay vì hướng dẫn, dạy dỗ học sinh cách suy nghĩ và tự mình tìm ra câu trả lời, trong hệ thống giáo dục Trung Quốc, đáp án được "dâng tận miệng" cho trẻ. Họ tập trung rất nhiều vào việc học thuộc lòng và hình thức lặp đi lặp lại.


Trẻ em Mỹ nhìn chung có khả năng tự suy nghĩ tốt hơn. Trường học Mỹ đặc biệt nhấn mạnh tới lối tư duy phản biện và cách đặt câu hỏi về tất cả mọi thứ. Trong khi đó, trẻ em Trung Quốc không được trông đợi sẽ học điều này ở trường: chúng chỉ có thể tự mình lĩnh hội điều đó mà thôi.


5. Khả năng sáng tạo

Trẻ em Trung Quốc làm nhiều bài tập hơn hẳn so với trẻ em Mỹ. Sau một ngày học thông thường, phần lớn trẻ được đưa tới các lớp học thêm, do đó, trẻ có ít cơ hội để tham gia các hoạt động ngoại khóa, nhất là các môn thể thao. Kết quả là, trẻ thiếu thời gian để tưởng tượng, suy nghĩ, sáng tạo và chơi đùa.


Trong khi đó, trẻ em Mỹ có nhiều thời gian để làm những việc khác ngoài giờ học ở trường. Nhờ thế, trẻ có được cách nhìn cởi mở hơn, sâu rộng hơn về cuộc sống và trẻ có cơ hội được tự mình khám phá mọi thứ.


6. Hạnh phúc cá nhân

Người Trung Quốc tin rằng, giáo dục có thể giúp nâng cao địa vị kinh tế của họ và có thể thúc đẩy sự dịch chuyển xã hội. Trẻ em Trung Quốc tập trung quá nhiều vào việc học hành do chúng chịu áp lực nặng nề từ cha mẹ, giáo viên và ngay cả bạn bè cùng lứa. Còn niềm vui cá nhân, hạnh phúc cá nhân của trẻ không được coi trọng. Một số nghiên cứu cho thấy, mối bận tâm phổ biến nhất về sức khoẻ tâm lý ở trẻ em Trung Quốc chính là tình trạng stress do áp lực học hành.


Trẻ em Mỹ có nhiều hoạt động giải trí, thư giãn hơn. Trẻ chơi đủ mọi môn thể thao, có thời gian làm những việc yêu thích, nhờ đó, giải tỏa được áp lực học hành và tăng cơ hội trải nghiệm một cuộc sống phong phú hơn, vui vẻ hơn ngoài trường học.


Theo Trí Thức Trẻ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cô bé 9 tuổi trở thành doanh nhân xã hội trẻ nhất Pakistan (9/2)
 Bức thư xúc động của bé gái 7 tuổi gửi Trump (3/2)
 Cậu bé 14 tuổi trong chương trình chiều 30 Tết (24/1)
 'Thần đồng' 4 tuổi đọc hơn 1.000 cuốn sách (16/1)
 Trẻ em Hà Lan hạnh phúc nhất thế giới (12/1)
 Tổng thống Erdogan xúc động đón 'phóng viên nhí' Aleppo (29/12)
 Cậu bé 5 tuổi kiếm được 1 triệu USD mỗi tháng (27/12)
 Những thần đồng nhỏ tuổi sẽ khiến người lớn phải thẹn thùng khi ‘đọ’ kiến thức và tài năng. (14/12)
 Cậu bé 8 tuổi gom góp hơn 600 đồ chơi tặng bệnh nhi (9/12)
 Cậu bé lớp 6 có chỉ số IQ cao hơn Einstein và Hawking (1/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i