Tâm lý
   Trẻ cãi lại và nói bậy, người lớn nên làm gì?
 

Sử dụng hình phạt tích cực khi con phạm lỗi sẽ giúp thay đổi hành vi của trẻ mà cha mẹ không cần đánh đập hay quát mắng.


Con nói tục nên bạn bắt phạt cọ nhà vệ sinh. Đó là một ví dụ về sự trừng phạt tích cực. Đây là phương pháp kỷ luật hiệu quả nếu được sử dụng đúng đắn.


Kỷ luật tích cực là khi trẻ làm điều gì đó sai, thay vì trừng phạt, cha mẹ dạy dỗ và hướng dẫn con làm thế nào để thực hiện hành vi đúng đắn. Phương pháp trừng phạt này dựa theo lý thuyết của B.F. Skinner: Thay đổi hành vi thông qua hậu quả. Tất nhiên, hành vi này không bao gồm việc đánh đập con cái.


"Việc đánh đòn chỉ có thể ngăn chặn hành vi xấu tạm thời chứ không phải phương pháp dạy con hiệu quả", theo tiến sĩ Pete Stavinoha, đồng tác giả cuốn "Stress-Free Discipline" (tạm dịch: Kỷ luật không căng thẳng) và là giám đốc của dịch vụ tâm lý thần kinh ở Trung tâm y tế trẻ em tại Dallas, bang Texas, Mỹ.


Các trường hợp sau sẽ mang đến cho cha mẹ những kinh nghiệm để dạy dỗ con ngoan hơn bằng phương pháp kỷ luật tích cực.


Con cãi lại cha mẹ

Theo lời khuyên của tiến sĩ Tom Phelan, nhà tâm lý học lâm sàng và cũng là tác giả cuốn "1-2-3 Magic" (tạm dịch: Dạy con bằng cách đếm 1 - 2 - 3), nếu bé muốn ăn bánh trước bữa tối, bạn không đồng ý. Sau đó, đứa trẻ tức giận cãi lại và nói tục. Bạn hãy đưa bé ra một góc riêng và bắt ở đó một khoảng thời gian, số phút tương ứng số tuổi của trẻ.


Con tiếp tục tức giận và đánh lại bạn, hãy áp dụng lại biện pháp trên lần nữa. Biện pháp này được gọi là timeout, chỉ phù hợp một độ tuổi nào đó của trẻ và hữu dụng khi thời gian cách ly trẻ không quá lâu.



Timeout là phương pháp trừng phạt tích cực giúp trẻ cải thiện hành vi theo hướng tốt hơn. Ảnh minh họa: TIME


Trẻ giận dữ

Lúc này, cha mẹ hãy yêu cầu con bình tĩnh lại. Đợi khoảng 5 giây và nhắc lại yêu cầu đó. Nếu chưa thấy tác dụng, bạn chờ thêm 5 giây và tiếp tục nhắc lại. Đừng cố gắng giảng giải hay nói chuyện với con trong trạng thái này, hãy chỉ hành động.


Nếu cơn giận xảy ra nơi công cộng, như cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, bạn vẫn sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, phụ huynh hãy đưa bé ra một nơi nào đó như góc nhà hàng, phòng vệ sinh một thời gian ngắn và bắt đầu quy trình trên nếu trẻ có hành vi chống đối.


Con chơi bóng trong nhà và không nghe lời

Hãy phạt bé làm một số việc vặt như nhổ cỏ, quét nhà. Sau đó, con có thể chơi bóng bên ngoài khi hoàn thành xong việc.


Bé đối xử không tốt với bạn

Đối với hành vi này, cha mẹ hãy gọi con ra và khiển trách, giải thích rằng việc làm tổn thương người khác là xấu như thế nào, Tina Nocera, tác giả của cuốn Parents Ask, Experts Answer (tạm dịch: Cha mẹ hỏi, chuyên gia trả lời) đưa ra lời khuyên.


Cha mẹ hãy nhớ làm điều này với con ở nơi riêng tư. Đừng bao giờ mắng trẻ trước mặt người khác. Khi đó, các con sẽ hiểu rằng bạn nghiêm túc, không chấp nhận và dễ nhận được sự đồng cảm với con.


Cung cấp cho con các lựa chọn

Ngoài việc đồng cảm, phụ huynh hãy đưa cho bé các lựa chọn. Đối với trường hợp trên, bạn có thể đưa ra các lựa chọn đơn giản như: "Đó không phải hành động tốt, nên con có thể đến ôm bạn hoặc nói xin lỗi" hay "Nếu con muốn tiếp tục chơi với bạn ấy, hãy nói xin lỗi hoặc con phải đọc một cuốn sách với mẹ cho tới khi bình tĩnh lại".


Những lựa chọn cha mẹ đưa ra cần được cân nhắc thật kỹ và tùy thuộc tính cách từng bé.


Con lấy trộm kẹo từ cửa hàng

Cha mẹ hãy đi cùng con trả lại kẹo (hoặc để xin lỗi và trả tiền nếu như con đã ăn nó). Tùy thuộc độ tuổi của trẻ, bạn yêu cầu bé viết một đoạn giải thích tại sao ăn trộm là sai và tại sao không nên lặp lại hành vi đó lần nữa. Sau đó, phụ huynh đọc đoạn viết đó cùng con. Biện pháp này giúp trẻ học được nhiều hơn việc đánh đập hay quát mắng.


Bé nói dối đã làm xong bài tập

Thay vì tra hỏi con về bài tập, người lớn nói với trẻ rằng bạn đã phát hiện ra con không làm bài về nhà. Vì vậy, con sẽ phải đi ngủ sớm hơn 15 phút tối nay. Hậu quả trực tiếp sẽ có khả năng ngăn chặn hành vi tiêu cực lặp lại.


Con cãi nhau với bạn

Hãy khuyên con nên bình tĩnh và đối xử với bạn lịch sự hơn. Nếu con không nghe lời, bố mẹ hãy cách ly chúng và cho bé chơi một mình. Chắc chắn bé sẽ không thể chơi được lâu, đồng thời cũng bớt việc gây gổ, cãi cọ.


Con chạy ra khỏi giường và không chịu ngủ

Phụ huynh hãy đưa con quay lại giường cho tới khi nào chúng chịu nằm yên. Bé sẽ học được rằng, ban đêm là thời gian để ngủ và bạn nghiêm túc với yêu cầu này.


Theo Zing

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 điều mẹ nhất định phải dạy để con trai trở thành "anh chàng vạn người mê" (3/1)
 Dạy con suy nghĩ tích cực không khó như chúng ta vẫn tưởng (30/12)
 Tác hại của việc đánh đòn con đã được khoa học chứng minh (29/12)
 Muốn con thành công về sau, hãy cho trẻ làm việc nhà (28/12)
 5 điều phải dạy cho con trước khi đi chơi ở nơi đông người (27/12)
 7 kĩ năng cha mẹ cần dạy từ sớm để con thành công (26/12)
 Cách cư xử không đúng của trẻ mẹ không nên phớt lờ (23/12)
 Lợi ích tuyệt vời của âm nhạc với trẻ (22/12)
 Nếu muốn làm mẹ mà không nuối tiếc điều gì, hãy làm ngay những việc này (21/12)
 Đừng nói “không được” để cấm đoán một đứa trẻ, nhất là với một cậu con trai (20/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i