Nguyên nhân của chứng tự kỷ là do sự tiếp xúc của trẻ với một lớp chất hoá học nhất định có tên là chất gây ảnh hưởng đến nội tiết.
Gần đây, mối liên hệ giữa chứng tự kỷ và vắc-xin được chứng minh là không có liên quan gì đến nhau và hàng loạt các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, vắc-xin không phải là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Nhưng các nghiên cứu này cũng không giải thích nguyên nhân của chứng tự kỷ là do đâu và tại sao số lượng trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh lại tăng vọt mỗi năm.
Tại một buổi họp gần đây của tổ chức phi lợi nhuận Healthy Child Healthy World và tổ chức hoạt động vì môi trường Environmental Working Group nhằm nâng cao nhận thức về các chất gây ô nhiễm trong thức ăn hàng ngày và môi trường, tiến sĩ Harvey Karp - bác sĩ khoa nhi nổi tiếng đã đề cập đến chứng tự kỷ vốn được rất nhiều phụ huynh quan tâm.
Tiến sĩ này cho biết: "Trước đây, chúng ta thường cho rằng chứng tự kỷ có liên quan đến việc tiêm chủng nhưng không phải như vậy. Rất nhiều nghiên cứu đã và đang được thực hiện đã chỉ ra rằng, tiêm chủng thật sự tốt và không có liên quan gì đến chứng tự kỷ cả.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Thế thì nguyên nhân do đâu? Gần đây có hai cách giải thích: Đầu tiên là do chúng ta đang gọi một số triệu chứng là dấu hiệu của tự kỷ, điều mà trước đây chúng ta không cho là vậy, đó là sự thay đổi trong việc chẩn đoán bệnh. Chuyện này rõ ràng đã xảy ra và có thể là chiếm đến nửa số các trường hợp. Nhưng nửa số trường hợp mắc bệnh còn lại vốn chưa từng có trước đó gần đây đã xuất hiện. Vì vậy, chúng ta cần phải tự hỏi tại sao".
Vị bác sĩ này cho rằng, lời giải thích thứ hai là một lý thuyết cho rằng nguyên nhân của việc này là do sự tiếp xúc của trẻ với một lớp chất hoá học nhất định có tên là chất gây ảnh hưởng đến nội tiết.
Lý thuyết này chỉ ra rằng, có rất nhiều loại hoá chất khác nhau có trong nhựa dẻo gây ảnh hưởng đến nội tiết. Ví dụ như BPA - một chất gây ảnh hưởng nội tiết. BPA ban đầu được tạo ra để thực hiện chức năng như hormone estrogen. Sau đó, họ thấy rằng có thể cho BPA vào nhựa.
"Mỗi chúng ta đều có BPA trong cơ thể, được hấp thụ từ tất cả những gì chúng ta tiếp xúc. Hay chất phthalate, là chất có trong nhựa hay xe ô tô mới,... Tất cả những chất này đều gây thay đổi hormone và ngoài ra còn có hàng chục các chất khác nữa, ở các lớp khác nhau. Điều lạ là các hormones thực hiện chức năng báo hiệu, chỉ dẫn các tế bào "Làm việc này, không được làm việc kia" và các hoá chất gây ảnh hưởng hormone này khiến não của trẻ hay thậm chí là thai nhi thực hiện những điều đó và làm thay đổi sự phát triển của não", bác sĩ nhi khoa khẳng định.
Tiến sĩ Harvey Karp cũng chia sẻ suy nghĩ của mình về lý do liên quan đến chứng tự kỷ có thể là do điều gì đó bất cân bằng giữa nam và nữ. Các bé trai mắc chứng tự kỷ gấp 4 lần và được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn phát triển Asperger gấp 9 lần.
Ông cũng cho rằng: "Do vậy, đó có thể là nguyên nhân nếu chúng ta nhìn vấn đề ra xa hơn. Tôi không biết câu trả lời là gì, nhưng tôi biết chắc rằng chúng ta phải tìm ra nó. Các nhà khoa học hiện vẫn đang tìm kiếm, nhưng chúng ta cần mở rộng nghiên cứu về vấn đề này nhiều hơn".
Vậy BPA là gì và tại sao chất này lại ngấm vào não của trẻ?
Theo tổ chức môi trường EWG, BPA được phát minh cách đây 120 năm và gần đây nhất được sử dụng trong sản xuất chai đựng nước bằng nhựa cứng, bình sữa trẻ em và lớp sơn của các lon đựng thực phẩm bằng kim loại.
"BPA có thể bắt chước hoocmôn estrogen trong cơ thể và gây rối loạn hệ thống nội tiết, gây nguy hiểm đến sự phát triển của con người và động vật". Năm 2009, các nghiên cứu chỉ ra rằng BPA có thể thông qua bình sữa, các lon hộp thực phẩm của trẻ đi vào cơ thể đã gây sức ép cho các nhà sản xuất buộc phải ngừng việc sử dụng BPA trong quá trình sản xuất.
Và một năm sau đó, hầu hết các quốc gia đều cấm sử dụng BPA trong các sản phẩm dành cho trẻ em, nhưng nó vẫn còn được dùng trong nhiều thực phẩm đóng hộp. Nhưng theo Tiến sĩ Karp, việc dùng BPS để thay thế BPA có thể cũng gây nguy hiểm tương đương.
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng "việc tiếp xúc với BPS có thể dẫn đến rối loạn phát triển thần kinh sau này" và "hoocmôn nam đặc biệt có thể bị xáo trộn bởi sự phát triển tế bào bất thường này".
Vậy phụ huynh nên làm gì?
BPS không được ghi rõ trên sản phẩm và trên thực tế có thể tìm thấy ở các sản phẩm ghi "không chứa BPA", và các bậc cha mẹ nên:
- Tránh xa mọi loại hộp nhựa được đánh dấu số 7.
- Hạn chế ăn rau quả đóng hộp vì lon hộp đựng rau quả đóng hộp có thể chứa BPA và BPS.
- Sử dụng các sản phẩm trữ đồ bằng silicon, những sản phẩm này không chứa BPA và BPS.
Theo PNO