Quá trình cổ tử cung mở từ 1cm-10cm khi đẻ thường diễn ra như thế nào?
Trong quá trình sinh con, cơ thể mẹ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi và có thể nói cổ tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất. (ảnh minh họa)
Sinh nở là một trải nghiệm thực sự thú vị và bất ngờ đặc biệt với những người sinh con lần đầu. Mẹ đừng quá lo lắng bởi cơ thể con người đã được trao cho bản năng để thực hiện việc sinh nở tự nhiên và hầu hết đều an toàn.
Trong quá trình sinh con, cơ thể mẹ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi và có thể nói cổ tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc chào đón một sinh linh bé nhỏ chào đời.
Vậy điều gì xảy ra với cổ tử cung khi sinh con?
Đây có lẽ là thắc mắc của hầu hết các bà mẹ mang thai. Sinh nở là quá trình đầy thử thách về cả thế chất lẫn tinh thần. Trong quá trình này, cơ thể mẹ sẽ trải qua rất nhiều căng thẳng đặc biệt là bộ phận cổ tử cung - nằm giữa âm đạo và tử cung - và luôn luôn được bảo vệ bởi nút nhầy.
Nút nhầy chính là chìa khóa để giữ cổ tử cung luôn khép chặt, vô trùng và đảm bảo cho sự phát triển an toàn của thai nhi trong bụng mẹ. Khi sinh nở, nút nhầy sẽ bong ra và cổ tử cung dần dẫn mở rộng. Bong nút nhầy cũng là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo mẹ sắp sinh con.
Khi cổ tử cung mở 10cm, em bé sẽ chào đời ngay sau đó. (ảnh minh họa)
Cổ tử cung thay đổi như thế nào trong quá trình sinh nở?
Trong quá trình sinh nở, cổ tử cung sẽ trải qua những thay đổi như sau:
- Cổ tử cung là bộ phận được thiết kế hoàn hảo để bảo vệ thai nhi trong suốt thời gian trong bụng mẹ.
- Khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, cổ tử cung sẽ nhận áp lực và các cơn co bóp từ trong tử cung để mở ra và mỏng dần, tạo điều kiện cho em bé lọt qua đường sinh.
- Cổ tử cung có thể mỏng dần. Đến khi cổ tử cung thu ngắn và gần như biến mất, trở thành một bộ phận bên dưới tử cung, thì lúc đó thời điểm sinh nở bắt đầu.
- Khi đến ngày cuối cùng của thai kỳ, cổ tử cung bắt đầu "chín muồi". Khi đó cổ tử cung được cung cấp nhiều nước và máu hơn.
- Cổ tử cung bắt đầu thay đổi màu sắc và trở nên mềm hơn. Những thay đổi này làm cho cổ tử cung giãn rộng và mỏng đi, đủ để đáp ứng với các cơn co chuyển dạ.
- Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung từ đóng kín đến mở hoàn toàn 10cm để đầu em bé có thể lọt qua khỏi tử cung, vào âm đạo.
- Quá trình cổ tử cung mở ra diễn ra như sau:
Giai đoạn chuyển dạ sớm: Mở 0-3 cm
Giai đoạn chuyển dạ tích cực: Mở 4-7 cm
Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp: Mở 8-10 cm
Giai đoạn mở hoàn toàn: 10 cm, ngay sau đó em bé chào đời
Một số biến chứng với cổ tử cung khi sinh nở?
Không phải bà mẹ nào cũng trải qua quá trình sinh nở trọn vẹn, thực tế đã có những biến chứng từng xảy ra:
- Thông thường cổ tử cung của mẹ bầu dài khoảng 3cm. Nếu chiều dài cổ tử cung ngắn hơn 3cm, người mẹ có nguy cơ thiểu năng cổ tử cung. Thiểu năng cổ tử cung khiến mẹ khó giữ thai và nguy cơ sinh non cao.
- Cổ tử cung có thể co ngắn lại và giãn ra khi các cơn co tiền chuyển dạ xuất hiện. Tuy nhiên, nếu nó ngắn lại ngay cả khi không có cơn co thì trường hợp này gọi là thiểu năng cổ tử cung.
- Nếu được xác định bị thiểu năng cổ tử cung, bạn sẽ được chỉ định khâu cổ tử cung. Tuy nhiên đây là trường hợp khá hiếm, chỉ có 1% số phụ nữ mang thai phải áp dụng thủ thuật này để giữ thai.
- Một số ít trường hợp cổ tử cung của bà mẹ mang thai bị hẹp. Có nghĩa là cổ tử cung luôn đóng kín và không giãn hoặc mở kể cả khi cơn chuyển dạ đến. Cổ tử cung bị hẹp phần lớn do bị nhiễm trùng trước đó, mẹ bầu tiếp xúc với bức xạ, đã trải qua phẫu thuật hoặc liên quan đến rối loạn gen di truyền.
Theo Nguyệt Minh (Theo Pregnantlife) (Khám phá)