Mang thai và sinh đẻ
   Đau bụng dưới khi mang thai: Cẩn thận không nguy!
 

Đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ, thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, bầu nên đặc biệt cẩn trọng nếu cơn đau kéo dài kèm những dấu hiệu bất thường.

Vào những tuần đầu tiên của thai kỳ, do thai nhi đang tìm cách làm tổ trong tử cung nên sẽ làm mẹ cảm thấy đau lâm ran ở phần bụng dưới. Hiện tượng này khá bình thường. Tuy nhiên, đau bụng dưới kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường có thể là cảnh báo mẹ bầu đang gặp phải biến chứng thai kỳ. Vì vậy, bầu cần đặc biệt lưu ý cách để phân biệt đau bụng dưới khi nào bình thường, khi nào mẹ đang gặp vấn đề sức khỏe.

Đau bụng dưới khi mang thai có phải dấu hiệu nguy hiểm?

1/ Đau bụng dưới khi mang thai: Khi nào không cần lo?
Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi để thích nghi với quá trình thai nghén. Vì vậy mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng khi bị đau bụng dưới do những nguyên nhân sau.
- Đau bụng dưới do táo bón
Khi mang thai, cơ thể mẹ thường tiết ra một lượng lớn hormone giúp ổn định và duy trì sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, loại hormone này lại làm hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn. Bên cạnh đó, kích thước tử cung ngày một lớn dần làm trực tràn bị chèn ép. Kết quả dễ gây ra tình trạng táo bón kéo dài, làm mẹ bị đau tức bụng dưới. Trường hợp này mẹ bầu chỉ cần chú ý bổ sung thêm chất xơ trong thực đơn dinh dưỡng, đồng thời uống thêm nhiều nước, tình trạng táo bón sẽ giảm hẳn.
- Đau bụng do quá trình làm tổ của trứng
Hầu hết tất cả mẹ bầu đều cảm thấy đau bụng dưới trong thời kỳ đầu, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vì sau khi thụ tinh, thai nhi sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung để làm tổ. Quá trình này có thể gây ra những cơn đau bụng dưới và chỉ diễn ra trong vài ngày, các triệu chứng sẽ giảm dần khi thai đã bám vào tử cung.
- Dãn dây chằng làm mẹ bị đau bụng dưới
Hệ thống dây chằng của mẹ sẽ liên tục bị dãn và dầy lên khi kích thước thai nhi càng lớn dần. Mẹ bầu sẽ thấy đau tức phần bụng dưới, tình trạng này trở nên khó chịu hơn trong những tháng giữa và cuối của thai kỳ.
2/ Nhận diện những con đau bụng dưới nguy hiểm
Không chỉ gặp những cơn đau bụng bình thường, nhiều mẹ phải đối mặt với các cơn đau dữ dội, liên tục kèm theo các triệu chứng như: Ra máu âm đạo, co giật, sốt hay các dấu hiệu bất thường tại ổ bụng. Đây là dấu hiệu báo động cho thấy mẹ và bé đang gặp nguy, do những nguy cơ sau:
- Mang thai ngoài tử cung
Trứng sau khi thụ tinh không thể làm tổ bên trong của tử cung làm mẹ bầu luôn cảm thấy đau tức bụng dưới trong những tuần đầu của thai kỳ. Khi mang thai ngoài tử cung, mẹ buộc phải chấp nhận chấm dứt thai kỳ để kịp thời điều trị bảo vệ tính mạng và khả năng sinh sản sau này. Biểu hiện của thai ngoài tử cung gồm có đau bụng dưới, chảy máu âm đạo, nhức mỏi vai và đau khi đi đại tiện.
- Dấu hiệu sảy thai
Cổ tử cung co bóp mạnh khi có dấu hiệu sảy thai sẽ làm mẹ cảm thấy vùng bụng dưới đau theo từng cơn kèm theo co giật và chảy máu âm đạo liên tục trong nhiều giờ, thậm chí vài ngày. Sảy thai thường xảy ra khoảng 20 tuần đầu tiên của thai kỳ.
- Cảnh báo sinh non
Do sự co thắt và giãn rộng của cổ tử cung gây nên những cơn đau tức bụng dưới kèm theo hiện tượng chuột rút, đau lưng, tiết dịch âm đạo bất thường. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang có khả năng bị sinh non.
- Dấu hiệu tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm của thai kỳ. Dấu hiệu nhận biết tiền sản giật gồm có đau bụng dưới liên tục, huyết áp tăng, chân tay và cơ thể bị phù nề. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Mẹ bầu có tiền sử các bệnh liên quan đến thận, tiểu đường thường có nguy cơ cao.
- Hiện tượng nhau bong non
Nhau bong non thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ, nhau thai bị bóc tách ra khỏi tử cung trước khi sinh và có thể tách một phần hoặc tách hết. Phần bụng dưới của mẹ sẽ thường xuyên bị đau tức, co thắt kèm theo chuột rút, chảy máu và dịch âm đạo bất thường. Nếu không có biện pháp xử trí kịp thời, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và quá trình phát triển của thai nhi.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Mẹ bầu bị đau bụng dưới hoặc thấp hơn, đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục và có mùi, đau lưng kèm theo sốt cao, ớn lạnh. Đây là những biểu hiện của hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi bị bệnh này, mẹ và thai nhi sẽ gặp phải những biến chứng phức tạp tới sức khỏe. Đặc biệt, nếu để bệnh kéo dài có thể gây suy thận ở người mẹ.

Theo Marrybaby.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 điều mọi ông chồng phải biết để không làm tổn thương vợ bầu (11/10)
 Rút ngắn thời gian chuyển dạ: Top 6 điều mẹ cần biết! (6/10)
 Loại trừ nguy cơ tiền sản giật nhờ bổ sung canxi đầy đủ (6/10)
 Hết ợ nóng khi mang bầu bằng 8 thực phẩm thông dụng (4/10)
 6 cách làm giảm đau lưng khi mang thai (3/10)
 Nhận diện 6 triệu chứng mang thai nguy hiểm (30/9)
 "Giải cứu" mẹ khỏi 5 bệnh thường gặp khi mang thai (30/9)
 Bà bầu bị suy giãn tĩnh mạch: Khi nào đáng lo? (22/9)
 Những việc phụ nữ cần làm ngay khi có thai (19/9)
 10 chiêu giúp mẹ xuống khỏi bàn đẻ là sữa về "rần rần" (16/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i