Hồi nhỏ khi gặp bất cứ chuyện gì bé cũng "tíu tít" kể với mẹ, nhưng càng lớn, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dần có khoảng cách. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt này? Phải chăng cách nuôi dạy con của bạn có vấn đề?
Trong cuộc sống gia đình, chắc chắn vì một vài lí do nào đó khiến cha mẹ và con cái không thể gần gũi với nhau. Những lí do sau đây sẽ cho bạn thấy rõ hơn điều đó, từ đó tìm ra những cách khắc phục để tạo tiếng cười nhiều hơn cho cuộc sống gia đình.
Bé cưng trở nên xa cách có phải do phương pháp nuôi dạy con của bạn có vấn đề?
1/ Tuổi tác
Độ tuổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng cha mẹ và con cái không thể gần gũi nhau. Càng lớn, trẻ sẽ chủ động và tự lập hơn, điều đó dẫn đến việc trẻ không còn chia sẻ với cha mẹ nhiều như lúc nhỏ nữa. Thay vào đó là thái độ e dè, khó khăn trong việc thổ lộ và mong muốn sự giúp sức, hỗ trợ từ phía cha mẹ.
Để khắc phục điều đó, cha mẹ hãy là những người chủ động tạo cho trẻ những lí do để thay đổi hành vi và gần gũi hơn trong đời sống gia đình. Dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, hỏi han và chia sẻ cùng con những xung quanh những mối quan hệ và môi trường mà con tiếp xúc.
2/ Nuôi dạy con ngoan không thể thiếu những cuộc chuyện trò
Thời gian ngày một thu hẹp khiến cho những cuộc chuyện trò hoặc cơ hội tiếp xúc giữa cha mẹ và con ngày một giảm đi. Trẻ dần dành nhiều thời gian hơn cho việc học, vui chơi mà quên đi việc quan tâm, chia sẻ việc nhà với cha mẹ. Nếu bạn đang trong tình cảnh này, hãy tạo cho trẻ thói quen biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh bằng cách đề nghị trẻ cùng mình vào bếp hay giúp bạn tưới cây xung quanh nhà. Hơn thế, cha mẹ nên có một lịch trình phù hợp để dành nhiều thời gian để quan tâm trẻ nhiều hơn, có như vậy mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mới thêm khăng khít.
3/ Sự khác biệt về ở thích
Sở thích giữa cha mẹ và con cái không giống nhau, điều đó chẳng những không mang lại niềm vui chung cha cả gia đình mà vô tình khiến cha mẹ và con trẻ trở nên xa cách. Thay vì thói quen chơi bóng chuyền vào mỗi buổi chiều chủ nhật với đồng nghiệp, cha mẹ hãy thử đi bơi cùng con, biết đâu chừng bạn sẽ thích mê môn thể thao này. Ví dụ vừa rồi chứng tỏ, cha mẹ hãy chủ động tìm cách gần gũi con trẻ bằng việc tôn trọng sở thích của con và tự mình thử sức với những gì mà con đang yêu thích. Cả gia đình cùng thích một thể loại phim, một môn thể thao hay một món ăn là điều mà ai trong chúng ta đều mong muốn.
4/ Suy nghĩ mâu thuẫn
Khoảng cách thế hệ dẫn tới việc mâu thuẫn quan điểm giữa cha mẹ và con cái, điều này là một thực tế khó tránh khỏi trong mỗi gia đình. Không nhìn về một hướng trong những vấn đề, trường hợp cụ thể làm cho không khí gia đình trở nên căng thẳng, cản trở sự phát triển tình cảm giữa hai bên. Cha mẹ hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của trẻ để nhìn nhận vấn đề để tìm cách khắc phục.
Với những nguyên nhân trên, chắc chắn mỗi bậc cha mẹ đã rút ra cho mình những cách giải quyết hiệu quả để liên kết và phát triển tình cảm giữa mình và con trẻ. Hãy luôn nhớ rằng: Hạnh phúc gia đình chỉ đến khi mọi người đều nghĩ và hiểu nhau.
Theo Marrybaby