Giáo dục mầm non
   Giảm tải tối đa hồ sơ sổ sách mang tính hình thức
 

Giảm tải tối đa hồ sơ sổ sách mang tính hình thức


Đây là một trong những nội dung được nhắc tới khi Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non - một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp học này năm học 2016 - 2017.


Cụ thể, Bộ GD&ĐT yêu cầu triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.


Cùng với đó, chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non (ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Giảm tải tối đa hồ sơ sổ sách mang tính hình thức, tránh gây áp lực cho GV và CBQL.


Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBQL, GVMN thực hiện Chương trình GDMN điều chỉnh. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cụm, khối, tổ, nhóm, tập trung, qua mạng; coi trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo quan điểm "lấy trẻ làm trung tâm" cho CBQL, GVMN. Nâng cao năng lực CBQL, GVMN ứng dụng CNTT trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ.


Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ qui định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.


Tập huấn qua mạng 10 mô đun nâng cao cho CBQL giáo dục mầm non các cấp và GVMN đã hoàn thành bồi dưỡng các mô đun ưu tiên quy định cho từng đối tượng của các tỉnh, thành phố toàn quốc (tháng 6/2017 hoàn thành).


Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm của CBQL, GVMN đối với trẻ.


Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với CBQL, giáo viên và nhân viên.


Theo GD&TĐ


Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

Bộ GD&ĐT nhấn mạnh 4 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2016 - 2017.


Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ
Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ .


Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.


Thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, kịp thời phát hiện, chỉ đạo khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động tại trường/lớp mầm non.


Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

Chỉ đạo các cơ sở GDMN quản lý chất lượng bữa ăn ở những nơi tổ chức ăn bán trú, huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo quy định.


Các địa phương chịu trách nhiệm việc trang bị phần mềm quản lý dinh dưỡng để hỗ trợ công tác xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định, đảm bảo cơ cấu dinh dưỡng phù hợp với nhóm tuổi và điều kiện thực tiễn của từng địa phương.


Đối với những địa phương điều kiện kinh tế khó khăn, mức đóng góp tiền ăn cho trẻ tại trường không đủ để đảm bảo cho một bữa ăn đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị về các chất dinh dưỡng, khi xây dựng thực đơn cho trẻ cần lưu ý đảm bảo các tiêu chuẩn tối thiểu là đủ năng lượng, cân đối giữa các chất sinh năng lượng.


Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN.


Tăng tỷ lệ nhóm, lớp học 2 buổi/ngày có bán trú ít nhất 1,5%. Tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường, lớp mầm non, trong đó trẻ 5 tuổi tăng ít nhất 2%. Đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng.


Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi đều dưới 10% và giảm so với đầu năm học; khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì.


Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học. Sổ sức khỏe và biểu đồ tăng trưởng của trẻ thực hiện theo năm học 2015-2016.


Phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ em trong các cơ sở GDMN và tham mưu triển khai thực hiện chương trình sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nang cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.


Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN. Đảm bảo hầu hết các nhóm, lớp thực hiện Chương trình GDMN tổ chức học 2 buổi/ngày. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.


Các địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở GDMN thực hiện Chương trình GDMN theo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT (sau khi tập huấn cốt cán cấp trung ương).


Phát triển Chương trình GDMN gắn với điều kiện thực tiễn vùng miền. Tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục trong thực hiện Chương trình GDMN;


Chú trọng giáo dục phát triển hành vi, thói quen tốt cho trẻ; Giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục "lấy trẻ làm trung tâm" phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo theo phương châm "học bằng chơi, chơi mà học" phù hợp với lứa tuổi.


Tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết trong các cơ sơ giáo dục mầm non, tạo điều kiện để trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi nơi mọi lúc, phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, đặc biệt là khả năng tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm.


Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.


Triển khai nhân rộng chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non". Quan tâm đầu tư và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện chuyên đề. Triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" trong các cơ sở giáo dục mầm non.


Xây dựng và triển khai chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm".


Tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.


Thực hiện thí điểm các trung tâm tư vấn chăm sóc, giáo dục trẻ dựa vào cộng đồng tại 04 tỉnh: Lào Cai, Bắc Ninh, Đà Nẵng và Đắc Lắk.


Triển khai hỗ trợ nâng cao năng lực thực hành chuyên môn cho giáo viên mầm non thực hiện điểm tại 07 tỉnh/thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Nghệ An, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa.


Triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025" ban hành kèm theo Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.


Đối với việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh, các địa phương thí điểm tổ chức sơ kết, đánh giá 3 năm triển khai thực hiện; chuẩn bị Hội thảo toàn quốc đánh giá 03 năm thực hiện thí điểm cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh.


Phối hợp với Trung tâm hỗ trợ và Phát triển giáo dục hòa nhập tại các địa phương để hỗ trợ can thiệp trẻ khuyết tật và hỗ trợ chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật tại các trường mầm non. Chuẩn bị điều kiện và tổ chức thực hiện hoạt động thử nghiệm bộ công cụ Bảng hỏi theo dõi sự phát triển của trẻ ASQ.3 tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Điện Biên, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Kon Tum, Ninh Thuận và Đồng Tháp.


Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Các Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng trường mầm non; tăng cường bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ đánh giá ngoài; đảm bảo 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá và có ít nhất 40% số trường được đánh giá ngoài đạt tiêu chuẩn từ cấp độ 1 trở lên. Trong quá trình tự đánh giá cần tránh hình thức, máy móc, nhất là việc thu thập minh chứng, lưu trữ hồ sơ, đặc biệt chú ý chống bệnh thành tích.


Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu trong năm học, mỗi tỉnh, thành phố tăng ít nhất 1%, toàn quốc có ít nhất 36% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.


Theo GD&TĐ


Dự thảo một số nội dung sửa đổi, bổ sung trong Chương trình giáo dục mầm non


Ngày 7/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì Hội thảo Góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung chương trình giáo dục mầm non (GDMN) ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.


Hội thảo có sự tham gia của gần 150 đại biểu đến từ tổ chức UNICEF Việt Nam, các Vụ, Cục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các chuyên gia giáo dục và đại diện cán bộ quản lý, giáo viên mầm non của 31 tỉnh thành.


Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhận định: "Sau 6 năm triển khai thực hiện tại 100% các trường mầm non trên toàn quốc, Chương trình GDMN đã khẳng định được vai trò và tính khả thi cao, đồng thời thực sự góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ, tiệm cận với chương trình GDMN tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt cho trẻ bước vào lớp 1.


Trên cơ sở đánh giá tổng thể và khách quan những ưu điểm và hạn chế, Bộ GD&ĐT đã tổ chức các hội thảo, xin ý kiến các chuyên gia trước khi đưa ra lấy ý kiến rộng rãi những đề xuất điều chỉnh Chương trình GDMN cho phù hợp với sự phát triển của trẻ và đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển GDMN trong giai đoạn thực hiện NQ29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo".


Hội thảo đã dành 1/2 thời lượng cho 2 nhóm thảo luận, góp ý các nội dung sửa đổi, trong đó nhóm 1 gồm: cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp đứng lớp, các đơn vị liên quan; nhóm 2 gồm: các chuyên gia và đại diện các trường đào tạo sư phạm mầm non.


Theo điều hành của TS Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT), với hơn 50 tiểu mục đề xuất sửa đổi, bổ sung, các nhóm sẽ thảo luận với từng tiểu mục theo hướng: nhất trí/không nhất trí - vì sao?


Theo đánh giá tổng quan, ý kiến các đại biểu cả 2 tổ cơ bản nhất trí cao với dự thảo sửa đổi, bổ sung các tiểu mục trong Chương trình GDMN.


Bên cạnh đó, một số đại biểu nhất trí về nội dung sửa đổi, bổ sung nhưng đóng góp ý kiến về cầu từ trong văn bản. Một số ít đại biểu đề xuất giữ nguyên nội dung như Chương trình cũ.


Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh cho biết: "Về cơ bản, văn bản Chương trình GDMN không thay đổi, chỉ tập trung rà soát và xem xét điều chỉnh các nội dung dùng từ chưa nhất quán, chưa dễ hiểu hoặc diễn đạt còn lần giữa nội dung và hoạt động.


Phần nội dung tập trung rà soát để đảm bảo có sự thống nhất giữa mục tiêu và kết quả mong đợi ở từng độ tuổi; các kỹ năng cần đạt của trẻ cần thể hiện rõ hơn nữa sự phân hóa theo độ tuổi; Rà soát hướng dẫn thực hiện chương trình để đảm bảo sự linh hoạt, chủ động cho giáo viên; và rà soát đảm bảo thể hiện rõ hơn mối tương quan giữa chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi với Chương trình GDMN"


Nêu quan điểm và ý kiến đóng góp cho phần về một số nội dung giáo dục bổ trợ cho trẻ mầm non, bà Lê Minh Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ GGMN (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: "Ban soạn thảo sử dụng cụm từ "Các cơ sở GDMN có thể lựa chọn bổ sung một số nội dung có tính chất bổ trợ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ,...." để đảm bảo tinh thần khung quốc gia, đồng thời tạo hành lang để các cơ sở GDMN được phép lựa chọn, bổ sung những nội dung phù hợp với mục tiêu của Chương trình, nhu cầu, khả năng của trẻ và điều kiện của nhà trường để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ"


Bà Đinh Thị Bích Thủy - Phó phòng GDMN (Sở GD&ĐT Hà Nội) - cho biết: Các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung rất thiết thực. Bên cạnh những chỉnh sửa về hình thức văn bản, khái niệm, có nhiều nội dung giúp các cơ sở GDMN có thể linh hoạt xây dựng thêm nội dung giáo dục mà vẫn đảm bảo các nội dung theo sát chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT.


Phát biểu tổng kết và bế mạc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đồng tình cao với những nội dung ban soạn thảo nêu trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số nội dung chương trình giáo dục mầm non; đồng thời nhấn mạnh các nội dung bổ sung, sửa đổi nêu cao vai trò của Sở GD&ĐT, của các cấp quản lý giáo dục trong lựa chọn và quản lý nhằm định hướng phát triển trong sự thống nhất, theo quy chuẩn chung, phù hợp mục tiêu của Chương trình GDMN và những quy định hiện hành".


Theo GD&TĐ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục mầm non (9/9)
 Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non năm học 2016 – 2017 (7/9)
 Chống quá tải ở các trường mầm non (6/9)
 Quảng Nam: Duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi (5/9)
 Quảng Bình: Cần quyết sách để giảm áp lực quá tải ở bậc học Mầm non (1/9)
 Sóc Trăng tập trung xóa điểm lẻ trường mầm non (31/8)
 Gia Lai được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi (30/8)
 Nghệ An: Quá tải bậc mầm non trước thềm năm học mới (29/8)
 TP.HCM: Hỗ trợ lãi suất cho chủ nhà trẻ ngoài công lập vay tiền sửa lớp học (26/8)
 Cô quá tải vì bố mẹ ỉ lại (25/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i