Mang thai và sinh đẻ
   7 điều cần biết về hiện tượng dây rốn quấn cổ
 
Trong những tháng cuối của thai kỳ, do sự “hiếu động” và thường xuyên thay đổi vị trí có thể làm cho dây rốn cuốn quanh người đặc biệt là phần cổ của thai nhi. Hiện tượng này khá phổ biến và làm cho cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an.
Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Theo thống kê, trung bình cứ 3 trẻ sẽ có 1 bé bị dây rốn quấn cổ trong thời gian nằm trong bụng mẹ. Đa phần những trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ vẫn phát triển khỏe mạnh cho đến lúc sinh và cuộc chuyển dạ của mẹ cũng diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, nếu dây rốn quá ngắn hoặc bị quấn nhiều vòng sẽ làm căng dây rốn, từ đó làm ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Dây rốn quấn cổ thai nhi là một trong những biến chứng có thể tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và cần được theo dõi chặt chẽ để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Mẹ đã biết những thông tin cần thiết để chuẩn bị cho tình huống này chưa?
1/ Cứ 3 đứa trẻ được sinh ra thì có 1 bé bị dây rốn quấn cổ khi còn nằm trong bụng mẹ
Thực tế, trong thời gian mang thai, tình trạng dây rốn xoắn lại rồi tự động tháo ra khá phổ biến. Thậm chí, theo nghiên cứu, tỷ lệ dây rốn quấn cổ thai nhi chiếm hơn 30% các trường hợp mang thai, do trong thời gian ở trong bụng mẹ, bé cưng dành khá nhiều thời gian “nhào lộn”.
Tràng hoa quấn cổ hay còn gọi là dây rốn quấn cổ là trường hợp khá phổ biến, thường xảy ra trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
2/ Dây rốn quấn cổ có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Với những trường hợp dây rốn quấn 1, 2 vòng và quấn không quá chặt, thai nhi vẫn có thể nhận đủ dưỡng chất từ mẹ và phát triển bình thường. Ngược lại, những trường hợp dây rốn quấn cổ quá nhiều vòng hoặc dây rốn quá ngắn khiến bé không nhận đủ dưỡng chất cần thiết rất nguy hiểm. Bé cưng không nhận đủ chất dinh dưỡng có thể bị nhẹ cân, thiếu máu sau sinh. Nguy hiểm hơn, bé có thể bị suy thai và tử vong trong bụng mẹ.
3/ Nhận biết dây rốn quấn cổ thai nhi 
Đa số các trường hợp dây rốn quấn cổ thường được phát hiện nhờ siêu âm. Không chỉ biết được thai nhi có bị dây rốn quấn hay không, siêu âm còn cho phép bác sĩ biết được dây rốn quấn bao nhiêu vòng, và tình hình sẽ nguy hiểm đến mức nào. Tuy nhiên, bầu cũng không vì thế mà lơ là nhé!
Mẹ nên thường xuyên theo dõi những cú “tung chưởng” mỗi ngày của con. Nếu bé đạp ít hoặc dữ dội hơn bình thường, bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức.
4/ Sinh mổ không phải là giải pháp duy nhất
Việc sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc khá nhiều vào mức độ quấn lỏng hay chặt của dây rốn. Với những trường hợp dây rốn quấn lỏng, ít vòng, bầu hoàn toàn có thể sinh thường mà không sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, những trường hợp sinh thường đòi hỏi bác sĩ phải hết sức cẩn thận, theo dõi kỹ nhịp tim và hoạt động thai nhi trong bụng mẹ. Nếu có hiện tượng chèn ép nhau thai hoặc lượng máu lưu chuyển đến thai giảm khi cổ tử cung chưa mở hoàn toàn, bầu sẽ được chỉ định mổ lấy thai ngay.
5/ Không có cách phòng ngừa hiện tượng này
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy biện pháp nào để ngăn chặn hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn. Do trong thai kỳ, bé cưng chuyển động liên tục, khó tránh khỏi việc tháo rồi xoắn dây rốn liên tục.
Với những mẹ bầu có thai nhi bị dây rốn quấn, việc cân bằng lượng nước ối rất quan trọng, Nước ối ít sẽ làm hạn chế sự hoạt động của thai, khiến bé khó có thể tự “gỡ rối” dây rốn được.
6/ Những trường hợp nguy cơ cao
Dây rốn quấn cổ thai nhi là hiện tượng phổ biến, chiếm hơn 1/3 số lượng trẻ em được sinh ra. Tuy nhiên, với những mẹ bầu có chỉ số nước ối bất thường hoặc dây rốn quá dài sẽ có nguy cơ dây rốn quấn thai cao hơn bình thường.
7/ Bầu cần lưu ý điều gì?
Khi phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn, mẹ bầu nên chăm chỉ thực hiện các buổi khám thai đều đặn. Đây là cơ hội để bác sĩ cập nhật thêm những thông tin về tình trạng sức khỏe thai nhi để có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý những thay đổi bất thường của bé cưng. Những chuyển động bất thường, nhanh hoặc chậm hơn, có thể là “lời nhắn” con gửi đến mẹ để cảnh báo về sự khó chịu của mình.
Theo Marrybaby.vn
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những hiện tượng chẳng ai mong lại đến khi mang bầu (27/8)
 Mẹ bầu cho con nghe nhạc như thế nào mới đúng? (27/8)
 Phụ nữ mang thai bị thủy đậu con sinh ra có thể bị tật đầu nhỏ, tâm thần (24/8)
 Mang thai 3 tháng cuối, ăn gì tốt cho thai nhi? (22/8)
 Cẩn thận kẻo nguy vì tự bổ sung sắt, canxi khi mang bầu (22/8)
 Những dấu hiệu báo mẹ sắp sinh con trong vài giờ tới (18/8)
 Mang bầu, mẹ đừng làm những việc này kẻo gây hại thai nhi! (18/8)
 7 hiện tượng bà bầu nào cũng phải trải qua trước khi em bé chào đời (16/8)
 Thai nhi 22 tuần tuổi: Chồi răng đã xuất hiện (16/8)
 4 lý do không nên “bầu” ngay sau khi cưới (10/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i