Giáo dục trẻ
   Dừng ngay việc làm này nếu bố mẹ muốn con thành công trong tương lai
 

Trẻ sẽ nhút nhát, tự ti, khó có thể thành công trong tương lai... chỉ vì một thói quen mà rất nhiều bố mẹ Việt vẫn làm ngay từ khi con được vài tháng tuổi.

Liệu có bao giờ bạn đã từng nói với một ai đó về con mình: "Bé nhà mình bé quá". So sánh là một hiện tượng rất quen thuộc với các cha mẹ người Việt. Các bé Việt Nam từ lúc sinh ra thường được đem lên bàn cân hay một chuẩn mực nào đó để được so sánh, mặc dù nhiều cha mẹ Việt cũng không hẳn biết đối tượng mình đang so sánh có đúng chuẩn mực hay không.

Đây là những tâm sự tôi hay được nghe từ những bà mẹ Việt:

1. Từ lúc sinh ra: các bé được so sánh với cái cân và thước đo, sao cho phát triển đủ độ "chuẩn", sao cho béo tròn - khái niệm béo tròn này cũng có thể được so sánh với 1 bé nào khác.

Ngay cả việc so sánh anh chị em trong nhà cũng ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý trẻ.

2. Khi bé có anh chị em thì lại được so sánh với anh chị em: "Sao con không học giỏi như anh con?" hoặc "Nó còn nhỏ, ngu ngơ lắm, không làm được như anh nó đâu" hoặc đâu đó lại nghe "Sao con không học tập chị con, ăn mặc gì mà dị hợm".

3. Khi bé đến trường thì so sánh với các bạn cùng lớp: "Sao suốt ngày con đứng hạng thứ 15 trong lớp thế, khi nào mới được ít nhất là hạng 3". Cha mẹ không biết rằng bé cũng đã nỗ lực và giỏi biết bao nhiêu khi bé xếp hạng 15/40 (thực tế là bé đã hơn 25 bé khác trong lớp).

4. Khi con bạn bắt đầu có người yêu và đưa về nhà thì lại được so sánh với 1 người nào đó: "Con nhỏ này không bằng con Lan, quên nó đi! Con Lan tốt hơn, học giỏi, nhà khá giả".

5. Khi con bạn bắt đầu có con thì lại được so sánh với chính cách chăm sóc của bố mẹ ngày xưa: "Ngày xưa mẹ làm thế đấy, vẫn nuôi mày khôn lớn đó thôi, trứng sao mà khôn hơn vịt được hả con" hoặc "Cho nó ăn mắm muối vào, nhạt nhẽo nó không ăn là phải, ngày xưa mẹ mày nêm gia vị cho, mày ăn ngon lành, giờ bày đặt khoa học này nọ"...

So sánh khiến bé phát triển tâm sinh lý bất thường

Gs.Bs. Jensen, Trưởng Khoa Tâm lý trẻ nhỏ, ĐH Pennsylvania State, Mỹ đã nhấn mạnh: việc so sánh với anh chị em bé hoặc các bé khác (người khác) là một việc CẦN và NÊN NGỪNG LẠI trước khi bạn làm bé phát triển tâm sinh lý bất thường, trở thành một người thiếu tự tin và khó có thể thành công trong tương lai.

Gs. Jensen nói rõ: Sự phát triển các bé là khác nhau hoàn toàn, không có chuẩn mực nào để so sánh hay đối chiếu; kể các bé sinh đôi cùng trứng hay khác trứng. Do đó, việc so sánh là điều vô nghĩa. Tốt nhất, nên nhận ra thế mạnh của từng bé và phát huy từng thế mạnh đó thì các bé sẽ phát triển toàn diện về sinh lý và tâm lý. Hơn nữa, hiểu rõ và ngừng việc so sánh sẽ làm các bé trong gia đình phát triển đồng đều, mỗi bé có một thế mạnh riêng và sẽ phát huy theo thế mạnh của mỗi bé. Không còn quan niệm "Cá đầu nước thì ngon, con đầu lòng thì dại" - quan niệm này rất thường gặp trong những gia đình có 2 anh chị em.

Độ tuổi nào nên bắt đầu ngừng so sánh bé

Không dừng lại nghiên cứu trên các bé lớn, tâm lý trẻ sơ sinh cũng bị ảnh hưởng bởi những lời so sánh. Gs.Bs. Darshak, ĐH Y Massachusetts, Mỹ cho biết: "Các bé từ 5 THÁNG TUỔI là bắt đầu có sự sơ chấn tâm lý nếu cha mẹ hoặc bạn bè của cha mẹ thường xuyên so sánh bé về cân nặng, chiều cao, biếng ăn hoặc sự phát triển thể chất. Các bé thường bị so sánh thì dễ trở nên ương bướng, biếng ăn, nhút nhát và ít hòa đồng ở độ tuổi lên 2". Hơn nữa, Gs. Darshak cũng nhấn mạnh: việc so sánh cũng làm cha mẹ dễ bị stress và áp lực hơn trong nuôi con.

Việc so sánh cũng làm cha mẹ dễ bị stress và áp lực hơn trong nuôi con.

Cha mẹ và người xung quanh nên làm gì?

- DỪNG NGAY các đánh giá về bé, đặc biệt về cân nặng, chiều cao vì mỗi bé là khác nhau.

- ĐỪNG so sánh bé với anh chị em của bé trong gia đình hoặc bạn bè. Thay vào đó, bạn nên xem xét những thế mạnh của bé, và khuyến khích bé thích nghi. Lắng nghe quan điểm của bé khi đưa ra câu hỏi cho cả hai. Các bé sinh đôi cũng cần được đánh giá khác nhau.

- LUÔN lắng nghe quan điểm của bé trong mọi tình huống. Khi chơi đùa với bé, khuyến khích bé phát triển tính độc lập và tự chọn điều mình thích, đừng áp đặt và so sánh ý kiến bản thân vào những quyết định của bé.

- KHÔNG BAO GIỜ LA MẮNG HOẶC TRÁCH PHẠT bé trước mặt người khác. Gs. Darshak khuyên: cha mẹ nên dẫn bé vào phòng riêng, để bé có thời gian bình tĩnh (và cả bạn). Hãy giải thích, lắng nghe quan điểm của bé, trước khi quyết định có phạt bé hay không.

Theo Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (ĐH Worcester-Anh) / Trí Thức Trẻ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tác dụng của việc trẻ em Nhật tắm chung với bố mẹ cho đến khi lên cấp 2 (11/7)
 Những lời nói làm tổn thương sâu sắc con trẻ cha mẹ không nên lặp lại (7/7)
 9 điều hủy hoại đời con mà cha mẹ vẫn làm (6/7)
 Hãy tập nói KHÔNG để con lớn!. (6/7)
 Những cách phạt con khéo léo (29/6)
 Thói quen tai hại của bố mẹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của con (25/6)
 Trước 5 tuổi, trẻ cần phải thuộc lòng những bài học tối quan trọng này (21/6)
 3 cách ứng xử thông minh khi con mắc lỗi giúp bố mẹ không bao giờ phải phạt con (21/6)
 6 câu bạn buộc phải hỏi sau mỗi khi con ra ngoài mà không có bố mẹ đi cùng (15/6)
 Vì sao nên cho trẻ học kỹ năng sống dịp hè (13/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i