Thơm, ngon, ngọt nhưng quả vải có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong nếu không ăn đúng cách.
Tất cả chúng ta đều biết, bằng kiến thức tự có và những chứng minh khoa học hàng thập kỷ nay rằng, trái cây và rau quả rất tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp, và hoàn toàn tốt nếu không được ăn đúng cách.
Một số nghiên cứu mới đây đã cho thấy, một số loại vải thiều có thể gây ngộ độc cho trẻ em, nhất là những bé thuộc diện thấp còi, suy dinh dưỡng.
Làm thế nào để cho con ăn vải an toàn, lấy được toàn bộ các chất dinh dưỡng không phải ai cũng biết.
Trẻ em mỗi lần nên ăn 5 quả vải
Vải thiều rất giàu giá trị dinh dưỡng, nhiều vitamin, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C, đồng thời đặc tính kháng oxy hoá của vải chỉ xếp thứu 2 sau dâu tây. Ngoài việc dùng ăn tươi, vải có thể phơi khô ăn thay đường cũng rất bổ dưỡng.
Tuy nhiên, vì có hàm lượng đường rất cao nên trẻ em ăn nhiều vải dễ sinh mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong. Mỗi lần, mẹ chỉ nên cho con ăn khoảng 100g vải tươi (4-5 quả vải). Đây là lượng ăn vải vừa phải trong một lần ăn để trẻ có thể hấp thu tối đa chất dinh dưỡng từ vải.
Thơm, ngon, ngọt nhưng quả vải có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong nếu không ăn đúng cách. (ảnh minh hoạ)
Nên ăn cả lớp màng trắng
Trước khi cho con ăn, mẹ có thể bóc vỏ nhưng nên giữ nguyên lớp màng trắng. Sau đó, ngâm cả quả vải còn nguyên màng vào nước muối loãng khoảng 15-20 phút trước khi ăn. Cách làm này sẽ giảm bớt tính nóng trong quả vải.
Ăn vải sau khi ăn cơm
Ở Ấn Độ, cây vải thiều châu Á (tên khoa học là Litchi chinensis) được phát hiện có liên quan đến sự bùng phát của một bệnh não gây tử vong ở bang Bihar, nơi loại vải này được trồng rất nhiều với mục đích xuất khẩu.
Một nhóm các nhà virus họở Tamil Nadu đã tìm thấy dấu hiệu của chất Methylene xyclopropyl-glycine (MCPG) ở cả hai loại vải gần chín và chín hẳn
Khi trẻ em đang đói, chất MCPG khiến cơ thể khó chịu, đau đầu, buồn ngủ, mất sức, đi ngoài, mặt nhợt nhạt; nếu nặng thì hôn mê, tính tình không ổn định, huyết áp giảm thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Trúng độc vải thường gặp ở trẻ con, thời gian phát bệnh từ 3-8h sáng. Do đó, cách tốt nhất để tránh điều này là nên cho trẻ ăn quả vải chỉ duy nhất vào thời điểm sau bữa ăn.
Tách sẵn vải cho trẻ
Tháng 6/2013, một vụ việc đau lòng đã xảy ra tại xã Quyết Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình khi một em bé 6 tháng tuổi không may nuốt phải hạt vải. Mặc dù nhanh chóng phát hiện nhưng gia đình đã không cứu được, em bé tử vong chỉ sau đó ít phút. Đây là bài học rất đắt giá cho các gia đình có con, cháu nhỏ.
Với những loại quả có hạt dễ trôi, trơn nhưng vải hay nhãn, mẹ nên tách sẵn cùi vải, hạt vải cho con dưới 4,5 tuổi.
Theo Anh Minh Pham (parents) (Khám phá)