Tâm lý
   Nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ giai đoạn 0-3 tuổi
 

Sự sáng tạo giúp thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề, đổi mới và khám phá những lĩnh vực mới lạ. Đó là tố chất quyết định sự thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học và công nghệ. Hơn nữa, trẻ em được khuyến khích tư duy sáng tạo từ sớm sẽ tự tin và có động lực sống cao hơn.


Ý tưởng trò chơi giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo

Giúp cho trí tưởng tượng phát triển và khuyến khích sự sáng tạo của trẻ rất đơn giản - tất cả những gì bạn cần là thời gian, không gian và bất kỳ vật dụng an toàn có sẵn trong nhà. Dưới đây là một số gợi ý:

 

Giai đoạn 0-1 tuổi
Kể chuyện, đọc sách hoặc hát những bài hát thiếu nhi đơn giản cùng với chuyển động nhịp nhàng cùng bé. Ví dụ: vừa múa các ngón tay của bé vừa hát bài "Năm ngón tay ngoan".

 

Nghe nhiều thể loại nhạc và âm thanh khác nhau. Bạn có thể tạo ra những tiếng động khác nhau như: lắc chuông, đập 2 nắp chảo vào nhau hoặc lắc lắc một hộp ngũ cốc, gạo.

 

Nhìn ngắm các đồ chơi sắc màu sặc sỡ giúp bé phát triển thị giác và khả năng sáng tạo. Bạn có thể treo những đồ chơi treo nôi hình các con thú, đồ vật bằng bông hoặc bằng nhựa nhiều màu sắc để trẻ nhìn ngắm.

 

Tham quan nhiều nơi. Đi bộ trong công viên, sân chơi, bãi biển, trên cánh đồng hoặc nhiều khung cảnh khác nhau. Ngay cả khi tập nằm sấp cho bé trên tấm thảm ở ngoài trời cũng có thể giúp trẻ nhìn ngắm xung quanh theo một cách khác.

 

Giai đoạn 1-3 tuổi
1. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật và xây dựng
Bạn không cần phải thường xuyên mua cho trẻ đồ chơi mới. Hãy sử dụng những vật dụng hàng ngày và tự sáng tạo ra đồ chơi, đây là cách tuyệt vời để khuyến khích phát triển sáng tạo. Đây là một số ý tưởng:

 

Sử dụng lõi cuộn giấy vệ sinh hoặc chai nhựa nước trái cây để làm một gia đình búp bê. Vẽ mặt người, dán lên quần áo giấy, và sử dụng bông gòn để làm tóc. Khi bạn làm xong gia đình búp bê, trẻ có thể dùng nó để tự nghĩ ra một câu chuyện.

 

Tận dụng những đồ vật nhặt được và tự nhiên. Ví dụ: vào mùa thu, bạn có thể nhặt lá cây rơi cho trẻ để vẽ, dán lên giấy hoặc nhúng vào sơn.


Sử dụng nắp nhựa nhỏ, cốc giấy nướng bánh và những vật có thể xỏ chỉ để làm đồ trang sức cho trẻ.

 

Tự làm ngôi nhà cho búp bê: Lấy một cái thùng các tông thật to - khoảng bằng hộp đựng tivi hay máy tính. Cắt một vài lỗ làm cửa sổ và cửa ra vào. Để trẻ vẽ gạch, khung cửa, và cửa ra vào lên cái thùng. Trẻ có thể dán lên các vật trang trí khác.


Tự làm ống nhòm: Dán hoặc dính 2 lõi giấy cuộn toilet vào nhau. Bấm lỗ để luồn dây đeo. Dẫn trẻ ra công viên hoặc sân chơi để tìm chim!


Để trẻ chơi các trò chơi nghịch ngợm như: nghịch đất cát, sơn, chì màu, nước,...

 

2. Hoạt động sáng tạo chuyển động và nhảy múa:
Bắt đầu bằng động tác khởi động.

 

Mở nhạc giúp trẻ nhún nhảy theo nhạc.

 

Lăn xuống sàn với trẻ và bắt đầu bò, trườn và đi cùng trẻ. Những hoạt động ngày giúp cho toàn bộ cơ thể vận động và chuẩn bị cho trẻ một số chuyển động mạnh hơn tiếp theo.
Tăng dần tốc độ từ đi đến đi bước dài rồi chạy, nhảy quanh phòng theo tốc độ của trẻ.

 

Khi chuyển động, bạn có thể hát hoặc gõ thìa gỗ vào một cái nắp nồi, chơi một nhạc cụ đồ chơi hoặc bất kỳ âm thanh nào làm trẻ hứng thú.

 

3. Ý tưởng đóng kịch: Trẻ 1-3 tuổi thích trò đóng kịch. Trẻ thường thích thú với những trò chơi liên quan đến những vật quen thuộc trẻ thấy hàng ngày như: ru em bé ngủ, chơi trò hóa trang, chơi trò đi chợ, giả vờ đi tàu cùng nhau.


4. Chơi nhạc: Không cần giành thời gian riêng cho bé chơi với âm nhạc. Bạn có thể kết hợp hoạt động này với những trò chơi khác như đóng kịch và khiêu vũ. Đây là một số gợi ý để bắt đầu:


Hát những bài hát đơn giản hoặc tự sáng tác khi thay tã, tắm,... cho trẻ.

 

Hãy để trẻ chơi, tạo tiếng ồn và sáng tạo âm nhạc với những nhạc cụ tự làm hoặc mua về như: trống, vòng xúc xắc... Gọi tên các nhạc cụ bạn đang sử dụng để chơi với bé và nói về sự khác biệt về âm thanh và cách chơi các nhạc cụ đó.

 

Cố gắng bắt theo nhịp của trẻ khi trẻ hát. Ban đầu, trẻ có thể hát không đúng theo nhịp điệu nhưng không sao cả. Âm nhạc và nhịp điệu phát triển dần khi trẻ lớn lên. Hãy khuyến khích trẻ nghe nhạc và nghe bạn hát. Điều đó giúp trẻ phát triển kỹ năng bắt chước giọng nói và âm thanh.

 

Đưa cho trẻ những đạo cụ đơn giản như khăn quàng cổ, khăn tay, mũ, con rối và nhạc cụ để sử dụng cho hoạt động thanh nhạc.

 

Giới thiệu những ca khúc vui nhộn, năng động cho trẻ hứng thú. Ví dụ: Bé tập thể dục buổi sáng,...

 

Những động tác đơn giản, lặp đi lặp lại như: vỗ tay, chỉ tay, tạo sóng giúp khuyến khích trẻ hát.


Theo mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bí quyết giúp mẹ dạy con đánh vần cực chuẩn (6/5)
 Lý do trẻ em nói dối (5/5)
 Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi trước điều mới lạ (4/5)
 7 thói quen của cha mẹ giúp con thành công (29/4)
 5 hiệu ứng tâm lý nổi tiếng giúp bố mẹ dạy trẻ thông minh (28/4)
 Dạy con tư duy từ việc làm vườn (27/4)
 Dạy trẻ cách tự học để thành công (26/4)
 6 điều mẹ cần làm để nuôi dưỡng ý thức độc lập cho bé 1 - 3 tuổi (25/4)
 8 điều người Nhật tránh nói với trẻ lại là câu cửa miệng của bố mẹ Việt (22/4)
 8 biểu hiện của trẻ thông minh nhưng ít người để ý (21/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i