Sức khoẻ
   Vì sao cho bé vừa nằm vừa uống sữa là hại con thậm chí mất mạng?
 

Vì sao cho bé vừa nằm vừa uống sữa là hại con thậm chí mất mạng, các bạn hãy tìm hiểu ngay để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra!


Không ít cha mẹ có thói quen, tranh thủ lúc con ngủ liền cho con bú bình để "nạp" thêm sữa vào cơ thể con, với lí do ban ngày con chưa bú được nhiều. Tuy nhiên, đây là thói quen vô cùng nguy hiểm, lợi bất cập hại mà không phải ông bố bà mẹ nào cũng ngờ tới.


Không ít cha mẹ có thói quen, tranh thủ lúc con ngủ liền cho con bú bình để "nạp" thêm sữa vào cơ thể con.


Hình ảnh các em bé vừa nằm vừa ôm bình sữa không hề xa lạ, thậm chí bạn có thể bắt gặp hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ có biết rằng điều này rất nguy hiểm và đôi khi bé có thể bị sặc sữa điều này có thể hại chết con? Việc vừa nằm vừa uống sữa, sẽ gây nguy hiểm khôn lường cho con mà đôi khi các bậc phụ huynh không hề hay biết, các bạn hãy cùng tìm hiểu ngay để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra!


Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn của trẻ đi ngược từ dạ dày lên thực quản, thay vì đi theo chiều tự nhiên từ thực quản xuống dạ dày. Nguyên nhân có thể do dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, hệ tiêu hóa chưa ổn định và do tư thế cho trẻ bú chưa đúng. Trong đó, việc trẻ nằm bú là một trong những nguy cơ có thể gây tình trạng này.


Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, một vài tháng đầu đời, hội chứng trào ngược (hay còn gọi là nôn trớ) khá phổ biến, nhất là khi trẻ ăn hay bú quá no. Đây được gọi là nôn trớ sinh lý, không đáng ngại. Nhưng nếu trẻ bị nôn trớ khi nằm mà cha mẹ không phát hiện, thức ăn có thể trào ngược vào đường thở gây sặc.


Ở một số bé, hiện tượng sặc khi trẻ bú nằm chỉ đơn giản là bị ho và khó chịu đôi chút nhưng đôi khi, sặc sữa có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí mất mạng.


Có khả năng bị viêm tai giữa
Trẻ bú nằm có thể làm tăng nguy cơ về các bệnh nhiễm trùng tai, viêm tai giữa. Nguyên nhân là do ở tư thế nằm ngang, sữa có thể chảy ra ống tai và đọng lại tại đó. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ không thể tự lật lãy hay nằm ăn sữa một mình không có người lớn quan sát.


Nguy cơ sâu răng
Nhiều cha mẹ thường có thói quen cho con vừa ngủ vừa bú bình vào ban đêm để bé no và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên thói quen này rất có hại cho răng của trẻ.


Vào ban đêm, trẻ thường ngủ kéo dài khoảng 8 - 10 giờ, thời gian này chỉ có một lượng nhỏ nước bọt được tiết ra, do đó dưới tác động của các chất đường từ trong sữa hay các chất ngọt lắng đọng lại trên răng sẽ làm phá hủy men răng một cách nhanh chóng. Hậu quả là các răng phía trước hàm trên của bé thường có những lỗ sâu lớn màu đen sẫm hoặc có thể bị phá hủy dần rồi gãy ngang.


Theo PNO

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ em (19/4)
 3 thực phẩm là nguyên nhân cận thị ở trẻ em mà cha mẹ nên biết (15/4)
 “Máy tính và TV không gây cận thị ở trẻ em” (14/4)
 Bộ não quyết định người thuận tay phải hay tay trái thế nào? (13/4)
 Chế độ ăn giàu protein và calo có thực sự tốt cho trẻ? (12/4)
 Trẻ có nguy cơ suy tim, suy thận... khi ăn thịt xông khói (11/4)
 Trẻ béo phì dễ tăng huyết áp (9/4)
 Nghi vấn trẻ kém thông minh vì Asen trong ngũ cốc (8/4)
 Thiết bị công nghệ đang âm thầm hủy hoại con em chúng ta! (7/4)
 6 bước đưa con đi nhà trẻ khiến con luôn khỏe mạnh, ham học (6/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i