Cảm xúc mầm non
   Học cha mẹ Tây bảo vệ con tránh nguy cơ bị lạm dụng
 

Chúng ta nên từ bỏ thói quen đụng chạm vào trẻ em như một cách cưng nựng. Hành động đó, vô hình chung khiến con trẻ ngộ nhận đó là bình thường.


Là một người mẹ, tôi rất bức xúc, nhưng điều khiến tôi lo lắng nhiều hơn lại là sự quan tâm không đúng mức của phụ huynh với con em mình.


Thực tế, có một số cha mẹ quá lo lắng đến mức ám ảnh nên luôn theo sát bảo vệ con. Số khác lại không quan tâm mấy đến an toàn của trẻ. Cả hai kiểu phụ huynh này đều có chung một điểm, không trang bị cho con các kiến thức để tự bảo vệ mình, tự biết vạch ra giới hạn của sự đụng chạm được phép hay không được phép đối với mọi hành vi dù cùng giới hay khác giới. Điều này chúng ta phải học nhiều từ các bậc phụ huynh nước ngoài.



Ảnh minh họa: Internet


Còn nhớ khi con tôi được ba tuổi, vợ chồng một người bạn của tôi từ Pháp qua Việt Nam chơi, chúng tôi cùng đi ăn ở một nhà hàng quen. Hôm đó đang mải nói chuyện thì con gái tôi muốn đi vệ sinh, tôi quay qua nhờ cô bé phục vụ đưa con vào nhà vệ sinh dùm. Cô bạn dù không hiểu tôi nói gì nhưng khi thấy cô bé phục vụ định bế con tôi đi đã ngăn lại và hỏi vì sao tôi lại để con đi với người lạ.


Dù tôi giải thích đây là quán quen và cô bé phục vụ cũng quen mặt nhưng cô ấy vẫn nhất định yêu cầu tôi phải tự mình đưa con đi vệ sinh. Sau đó cô ấy đã có một buổi nói chuyện rất nghiêm túc với tôi về những kỹ năng bảo vệ con. Với cô ấy, không ai được phép tham gia vào những hoạt động mang tính riêng tư của con như đi tắm, đi vệ sinh ngoại trừ vợ chồng cô ấy và một số người thân nhất định trong gia đình, mà giới hạn đó cũng cực kỳ bó hẹp.


Cô ấy nói với tôi: "Đấy không phải là tin hay không tin mà đấy là tránh tối đa rủi ro. Đôi khi một người tốt cũng có thể trở thành tội phạm nếu vô tình bị đặt vào tình huống hớ hênh, nhất là tội phạm tình dục lại càng dễ bị kích thích bản năng. Không thể mặc định cô gái thì có thể tiếp cận gần với con gái của mình được, vì có thể cô ta cũng là một tội phạm tiềm ẩn, tình dục đồng giới".


Các bà mẹ Pháp đều rất kỹ trong việc tạo một hàng rào bảo vệ vô hình cho con. Những đứa trẻ từ khi mới biết nói đã được mẹ chỉ cho cách vệ sinh cá nhân để có thể tự làm. Và đương nhiên mọi đứa trẻ dù trai hay gái đều được dạy rằng, không một ai được phép chạm vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trừ một vài người được chỉ định để giúp trẻ khi làm vệ sinh cá nhân.


Không có chuyện một cậu bé trai bị vạch chim ra nựng như ở Việt Nam. Hành vi ấy dù được thực hiện bởi nam hay nữ cũng có thể bị truy tố về tội xâm hại tình dục trẻ em. Ngay cả khi đi học, nếu lỡ bé nghịch bẩn quần áo dơ cần thay thì giáo viên cũng phải điện thoại xin phép phụ huynh trước, nếu không có thể bị kiện vì tội lạm dụng vì đã đụng vào cơ thể học sinh. Ngay cả khi các bé đi dã ngoại cả tuần xa nhà đi chăng nữa, kể cả tắm không sạch giáo viên cũng không giúp, đó gần như là luật bất thành văn.


Một người lớn có ý nghĩ dâm ô với một đứa trẻ mà bộc lộ ý nghĩ đó ra dù chỉ bằng lời nói cũng đã bị coi là phạm tội. Bởi lẽ trẻ con như một trang giấy trắng, bạn không thể vẽ bẩn lên tờ giấy bằng những suy nghĩ đen tối của mình. Chính vì vậy trẻ em Pháp được khuyến khích chia sẻ với cha mẹ mọi chuyện xảy ra với mình từ trong trường học lẫn các hoạt động ngoài trời.


Chỉ cần một chút gì bất thường trong câu chuyện của trẻ cũng sẽ được lưu tâm để tránh tối đa các nguy cơ xảy đến cho con. Điều này khiến tôi lại nhớ đến bé gái trong câu chuyện bị thầy lòn tay vào nách, không hiểu mẹ bé nghĩ gì mà chẳng mấy bận tâm đến câu than phiền của con về hành vi người thầy để đến nỗi con phải nhờ bạn chụp hình làm bằng chứng mẹ mới tin là thật. Một sự thờ ơ đáng trách vô cùng.


Đã đến lúc chúng ta nên từ bỏ thói quen đụng chạm vào trẻ em như một cách cưng nựng. Chính sự đụng chạm đó của người lớn vô hình chung khiến con trẻ ngộ nhận đó là điều bình thường. Cả đến khi bị lạm dụng các con cũng không biết mà phòng tránh, đến khi giới hạn đã quá xa thì mọi chuyện đã muộn.


Hãy luôn cho con một ranh giới, kể cả với những người gần gũi thân quen thì cũng nên có những giới hạn nhất định, bởi đa phần các vụ xâm hại trẻ em đều xuất phát từ người thân quen. Những tổn thương về thể xác có thể lành, nhưng những thương tổn tâm hồn sẽ ám ảnh đến suốt đời. Yêu con không phải là đi theo để bảo vệ, mà là dạy cho con biết tự bảo vệ mình.


Theo PNO

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách người mẹ dạy con tự chịu trách nhiệm cho lỗi lầm của mình (14/3)
 Những câu nói đùa tai hại khi trẻ sắp có em (8/3)
 Nét vẽ đầu đời (3/3)
 Bố mẹ dạy con sạch nhà, bẩn ngõ (25/2)
 'Cai' ti vi cho trẻ (22/2)
 Mẹ ơi con đã biết dọn giường, gọt cà rốt rồi... (17/2)
 Tôi đã gieo vào con nỗi sợ hãi trượt điểm 10 (18/1)
 Lời chào gắn kết yêu thương (14/1)
 3 “NÊN” ngừa nguy hiểm từ đăng ảnh con lên Facebook (7/1)
 Ngưỡng mộ màn dạy con siêu đỉnh của "bố người ta" (29/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i