Giáo dục mầm non
   Kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non
 

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên, nhân viên hợp đồng (kể cả ngoài công lập), đặc biệt giáo viên, nhân viên đang công tác tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Cùng với đó, kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ lương, phụ cấp lương để tham mưu thực hiện đúng quy định hiện hành của nhà nước.


Đây là một nội dung Sở GD&ĐT Gia Lai đề nghị Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhằm duy trì bền vững chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy định của Bộ GD&ĐT.


Cùng hoạt động trên, Sở GD&ĐT cũng yêu cầu tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp, quy hoạch chi tiết cho các khu vực, các vùng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đến trường, nhóm lớp của trẻ, đặc biệt độ tuổi nhà trẻ và trẻ 3, 4 tuổi vùng dân tộc thiểu số;


Kiểm tra lập danh sách các xã, thôn, làng, tổ dân phố chưa có nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, số lượng trẻ từng độ tuổi và tỉ lệ ra lớp hiện nay trên địa bàn để có kế hoạch mở nhóm, lớp tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ mầm non ra lớp thực hiện bền vững phổ cập.


Phấn đấu đến năm học 2016-2017, tăng tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đối với vùng thuận lợi đạt 18%, vùng khó khăn đạt tỉ lệ 12%; trẻ 3,4,5 ra lớp vùng thuận lợi đạt tỉ lệ trên 90%, vùng khó khăn đạt tỉ lệ trên 80%, riêng 5 tuổi giữ vững tỉ lệ trên 99%.


Tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản cố định của các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Chú trọng đến chất lượng thiết bị đồ dùng đồ chơi, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Tăng cường đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia.


Tổng hợp số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiện đang công tác tại các cơ sở GDMN, phân loại theo độ tuổi, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn để bố trí sắp xếp phân công chuyên môn phù hợp, ưu tiên bố trí dạy lóp mẫu giáo 5 tuổi, tổ chức đánh giá, phân loại chất lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT, theo tiêu chí các Bộ chuẩn...


Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về chủ trương xã hội hóa giáo dục, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, tư vấn về chuyên môn, khuyến khích phát triển các cơ sở GDMN ngoài công lập, đặc biệt mở các nhà trẻ, nhóm trẻ và hướng dẫn tổ chức thực hiện đúng quy chế của Bộ GD&ĐT.


Các cơ sở giáo dục mầm non Gia Lai mở rộng mô hình bán trú để tạo điều kiện cho trẻ được học hai buổi/ ngày, phấn đấu nâng tỉ lệ trẻ được ăn bán trú tại và tỉ lệ học hai buổi/ ngày đạt 100%, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, giảm tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng dưới 10%.


Theo GD&TĐ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hậu Giang đạt chuẩn Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi (4/4)
 Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (1/4)
 Nghệ An: Nhiều địa phương hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non (31/3)
 Quỳ Hợp đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trước 1 năm (29/3)
 Bí thư đoàn trường mầm non được giảm 2 giờ dạy/tuần (28/3)
 Nghệ An: Thi làm đồ dùng, đồ chơi cho bé mầm non (25/3)
 Khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý mầm non năm 2016 (24/3)
 Quảng Trị công bố kết quả thi khảo sát giáo viên mầm non (23/3)
 Giáo viên mầm non thực hành sơ cấp cứu (22/3)
 Thanh Hóa: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi (21/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i