Làm gì với tiền được mừng tuổi, hay còn được gọi là tiền lì xì mà trẻ em nhận được trong dịp Tết? Không ít cha mẹ tự cho con cái quyết định chi tiêu mua sắm ngay bằng khoản tiền này hoặc "bỏ ống heo tiết kiệm" để sử dụng về sau.
Dù sử dụng tiền lì xì vào mục đích nào đi nữa thì điều các bậc cha mẹ luôn hướng tới là giáo dục trẻ đức tính tiết kiệm cũng như dạy trẻ biết tự hoạch định tài chính cho mình ngay từ lúc còn bé.
Tỷ phú cũng từ... tiết kiệm
Robert Kiyosaki, trong bộ sách lừng danh thế giới "Cha giàu cha nghèo" (Rich Dad, Poor Dad) thường kể các câu chuyện khác nhau để cùng đi đến một thông điệp giáo dục độc giả chung rằng: Tiết kiệm là một đức tính quan trọng trong đời sống của con người.
Với hình ảnh hai người cha đều tiết kiệm như nhau, nhưng một biết sử dụng tiền tiết kiệm để đầu tư cổ phiếu và đã giàu có hơn, và một chỉ biết chắt bóp từng đồng mà không biết cách để đồng tiền sinh lợi thì cứ nghèo khó mãi. "Bên cạnh việc tiết kiệm, thì việc biết hoạch định, vun đắp tương lai bằng sự tiết kiệm còn quan trọng hơn", Robert Kiyosaki cũng nhắn nhủ với triệu triệu độc giả như vậy.
Tấm gương tiết kiệm của tỷ phú giàu thứ hai thế giới, Warren Buffet cũng làm chúng ta liên tưởng tới thông điệp mà tác giả Câu chuyện "Cha giàu cha nghèo" gởi gắm đến mọi người. Warren Buffet đã chắt chiu, tiết kiệm bằng cách mua cổ phiếu từ năm 11 tuổi. Đến năm 14 tuổi, ông mua được trang trại nhỏ đầu tiên bằng tiền đi phân phát báo. Ở tuổi thất thập cổ lai hy hiện nay, ông được mệnh danh là nhà đầu tư thời đại và một buổi ăn trưa để nhận được lời khuyên của ông thường được các doanh nhân đấu giá hàng triệu USD. Nhưng mỗi khi nhớ lại bài học tiết kiệm đầu đời, Warren Buffet vẫn cho rằng mình đã "bắt đầu hơi muộn"...
Làm sao để giáo dục con cái những bài học đầu đời có giá trị từ những tấm gương thực hành tiết kiệm như Warren Buffet, như thông điệp mà tác giả "Cha giàu, Cha nghèo" đã chia sẻ khắp hành tinh vẫn luôn là câu hỏi mà các bậc cha mẹ thời hiện đại hết sức quan tâm.
Vun đắp tương lại với 200.000 đồng
Với những tờ tiền trong các hồng bao lì xì nhỏ xinh mà các con, các cháu vừa được nhận mừng tuổi trong dịp Tết Bính Thân, chúng ta đã có thể vun đắp tương lai cho trẻ bằng cách giúp chúng một ý thức tiết kiệm từ chính những đồng tiền được "sở hữu". "Mở một sổ tiết kiệm dù món tiền chỉ vài triệu đồng để dạy con cách sinh lợi từ tiền tích cóp là cách mà tôi nghĩ đến từ lâu nhưng chần chừ mãi chưa thực hiện. Đến nay tiền tích cóp được cũng kha khá nên lần này vợ chồng tôi quyết định đến Ngân hàng để mở sổ tiết kiệm đứng tên con như một món quà ý nghĩa để dành cho cháu", chị Hạnh Nguyên- nhân viên một Công ty chuyên về xuất nhập khẩu chia sẻ.
Để cùng với các bậc phụ huynh thể hiện tình yêu thương của mình với con trẻ và cũng là cách giúp trẻ nhận thức được giá trị của việc sử dụng đồng tiền hợp lý, sinh lời bằng sổ tiết kiệm, Maritime Bank gởi đến khách hàng một sản phẩm vô cùng ý nghĩa trong dịp Tết Bính Thân: Sản phẩm tiết kiệm măng non.
Đơn giản, chỉ với số tiền gửi tối thiểu 200.000 VNĐ tại bất cứ điểm giao dịch nào của Maritime Bank, bạn đã có thể mở sổ tiết kiệm đứng tên con của mình. Được đứng tên trên sổ tiết kiệm là cách để con trẻ hiểu hơn món quà - tài sản ý nghĩa mà chúng được cha mẹ vun vén. Kỳ hạn gởi hết sức linh hoạt: từ 3 tháng đến 15 năm với lãi suất rất cạnh tranh. Đặc biệt, khách hàng có thể đăt lịch gửi góp định kỳ tự động để Ngân hàng trích tiền từ tài khoản của ba, mẹ chuyển sang sổ tiết kiệm cho con theo yêu cầu hay bất cứ lúc nào có tiền nhàn rỗi.
"Cách thực hiện vô cùng đơn giản và tiện ích, số tiền gởi cũng rất nhỏ và phù hợp với điều kiện của đại đa số các gia đình nhưng hiệu quả mang lại thì vô cùng ý nghĩa. Đây chính là cách cha mẹ là dạy con bài học đầu đời về quản lý tài chính, giúp con phấn đấu đạt mục tiêu ngay từ bé. Hy vọng từ sản phẩm tiết kiệm măng non của Maritime Bank, chúng ta thực sự sẽ có thêm những mầm non tỷ phú tương lai", chị Hồng Anh- một nhà tâm lý giáo dục nhận xét.
Vũ Lê (giadinh.net.vn)