Đau ngực là hiện tượng phổ biến của bà bầu, nhưng bạn có thể giảm triệu chứng bằng cách thay đổi vài thói quen đơn giản.
1. Tình trạng fibrocystic
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây hiện tượng đau tức ngực trong suốt thai kỳ. Fibrocystic là một tình trạng lành tính phổ biến gây các mô vú trở nên dày đặc và sần. Chính sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt khiến cho fibrocystic xuất hiện.
2. Mất cân bằng hormone
Trong suốt thai kỳ, cơ thể có nhiều thay đổi để chuẩn bị cho sự phát triển của em bé. Một trong số đó là sự mất cân bằng về hormone, đặc biệt về estrogen. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tức ngực.
3. Rò rỉ sữa non
Bắt đầu từ tháng 6 của thai kỳ, ngực của mẹ bầu đã có thể bắt đầu sản xuất sữa non. Từ thời gian này, bạn có thể sẽ cảm nhận được một dòng chảy đang hoạt động trong ngực, đồng thời đầu ti cũng có thể rò rỉ sữa non. Hiện tượng này diễn ra bình thường, kèm theo đau tức ngực nhẹ. Tuy nhiên, nếu kèm theo máu hay đau trầm trọng, mẹ bầu nên tới bác sỹ để kiểm tra.
4. Những thay đổi ở ngực
Càng gần tới ngày vượt cạn, ngực của mẹ bầu càng có nhiều thay đổi. Khi đó, những tế bào sản sinh sữa hình thành, dẫn tới kích thước ngực lớn hơn rất nhanh, đồng nghĩa thêm nhiều lớp mỡ tích lũy. Việc mặc áo lót quá chật cũng khiến hiện tượng đau tức ngực xảy ra.
Đau tức ngực rất phổ biến, chủ yếu ở giai đoạn cuối của thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Lam sao để giảm đau tức ngực?
1. Hãy chọn loại áo ngực rộng rãi, nâng đỡ ngực tốt. Nên thay áo ngực thường xuyên, tùy theo kích cỡ và sự phát triển nhanh chóng của vòng 1. Một số mẹ bầu có thói quen không mặc áo ngực, nhưng nó có thể khiến tình trạng đau ngực trầm trọng hơn, đồng thời ảnh hưởng tới hình dạng của ngực.
Theo Nhật Minh (Theo MJ) (Khám Phá)