Tâm lý
   Vì sao trẻ nói tục?
 

Một em bé không tự nhiên biết nói tục mà xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong môi trường sống. Cha mẹ cần nắm rõ những nguyên nhân này và có biện pháp khắc phục.


Ảnh minh họa.


Nguyên nhân khiến trẻ nói tục


Bắt chước người khác
Đối với trẻ em, nhất là đối tượng mới tập nói, thế giới bên ngoài rất lạ lẫm và bí ẩn với trẻ, do đó, trẻ em sẽ tiếp thu rất nhanh những từ ngữ, hành động từ người khác, trong đó có những từ ngữ nói tục. Nguyên nhân có thể là vô tình nghe ai đó nói ra một từ bậy, tục nào đó và sau đó trẻ bắt chước nói theo. Lúc này trẻ nói bậy chỉ với mục đích ‘thử nghiệm' sự phong phú của từ ngữ, các bé muốn biết những từ mà mình vừa học được để sử dụng làm gì, chứ thực chất trẻ không hề hiểu nghĩa của các từ mình nói là không tốt hoặc xấu, bậy.


Lớn hơn một chút, trường hợp học sinh ở lớp nếu nói bậy sẽ được thầy cô nhắc nhở, nhưng bước ra khỏi cổng trường, trẻ đua nhau, học nhau nói bậy, chửi tục để chứng minh mình không thua kém bạn bè hoặc thể hiện cái tôi của mình mà không hiểu rằng mình đang có hành vi kém văn hóa.


Sống trong gia đình nhiều người hay nói tục
Nếu đứa trẻ sống trong gia đình có một hoặc nhiều thành viên thường xuyên sử dụng các từ nói tụcem beém bé, chửi bậy thì chắc chắc trẻ sẽ bắt đầu nói bậy dần dần và trở thành thói quen. Thậm chí, người lớn chỉ "thỉnh thoảng" có những phát ngôn quá lời nhưng thực chất trẻ đã kịp nghe thấy, nhìn thấy và một lúc nào đó trẻ sẽ nói lại những từ tục tĩu đó như để "xả" cơn tức giận, để ‘trút giận'...


Điều này cho thấy, con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ một cách rõ nét. Nếu bạn là người thường xuyên nổi nóng và thốt ra những lời nói không lịch sự thì con trẻ sẽ dễ dàng học tập và bắt chước lại hành động từ những người thân của mình.


Môi trường sống tác động
Người xưa có nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Trên thực tế, môi trường sống và học tập hàng ngày của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình định hình nhân cách cũng như những thói quen của các bé.


Mặc dù bản chất con bạn là một đứa trẻ ngoan, gia đình bạn rất nề nếp nhưng hàng ngày trẻ phải tiếp xúc với một số người họ hàng, hàng xóm, hoặc đến lớp nghe các bạn chửi bậy, nói tục thì bé vẫn có thể học theo.


Không được uốn nắn và sửa chữa từ sớm
Nhiều em bé lúc mới đầu nói bậy hoặc nói những từ không hay thì ông bà, bố mẹ xua tay nhắc con không tốt. Lâu dần, thấy trẻ nói nhiều hơn thì lại thấy "nhàm", không nhắc nhở hoặc cho rằng đó là điều bình thường ở trẻ con... nên không để tâm để uốn nắn.


Tiếp thu từ phim ảnh, internet
Trong thời công nghệ hiện đại, một em bé 2 - 10 tuổi có thể dễ dàng sử dụng điện thoại thông minh của cha mẹ và thoải mái ngồi xem các video trên mạng. Những lời nói tốt, xấu lẫn lộn khiến trẻ học theo, bắt chước mà thiếu sự kiểm soát của phụ huynh. Bên cạnh đó, một bộ phận các nhà xuất bản sách, truyện thiếu nhi, phim hoạt hình... đã thả nổi chất lượng sản phẩm, để lọt không ít các trường hợp nội dung ấn phẩm có những định hướng sai lệch về ngôn ngữ khiến trẻ tiếp thu một cách vô thức.


Cha mẹ nên làm gì khi con trẻ nói tục, chửi bậy


Tìm hiểu nguyên nhân
Khi con nói tục, thay vì nổi nóng, quát mắng trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con nói tục để tìm cách uốn nắn. Hãy giúp trẻ hiểu rằng, khi con nói bậy là con đã dùng những lời lẽ, từ ngữ không hay để trò chuyện cùng mọi người xung quanh, con phải thay đổi nếu muốn được nhiều người yêu quý.


Giúp con kiềm chế sự tức giận
Hầu hết trẻ em thường nói bậy xuất hiện vào thời điểm trẻ bực tức. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ biết, có rất nhiều câu nói thay thế nếu con mình nói ra trong lúc tức giận thay vì thốt ra những lời lẽ khiếm nhã. Ngoài ra, che mẹ có thể giúp con nguôi giận bằng cách đưa trẻ ra ngoài đi dạo, đi ăn kem hay chơi một trò chơi nào đó...


Không nuông chiều trẻ
Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ không được nuông chiều trẻ, đặc biệt là không làm lơ khi trẻ nói bậy. Khi nghe thấy trẻ nói tục, chửi bậy, hãy ngăn chặn ngay, tránh trường hợp để nó trở thành thói quen. Cha mẹ nên xử lý bình tĩnh, không gay gắt nhưng cũng không cười đùa khiến trẻ hiểu lầm việc chửi bậy làm cha mẹ vui cười.


Dùng biện pháp cứng rắn
Với những đứa trẻ cứng đầu, phương pháp ngăn chặn trẻ không nói tục, chửi bậy là trừng phạt. Khi phát hiện trẻ nói tục, chửi bậy, cha mẹ nên đưa ra một hình phạt để nhắc nhở vì lỗi trẻ đã gây ra.


Hãy lấy đi một vài món đồ chơi mà trẻ yêu thích hay không cho trẻ đi công viên, siêu thị. Ban đầu, có thể trẻ rất tức giận nhưng dần dần chúng sẽ hiểu ra lý do tại sao bị phạt.


Ân cần và khen ngợi

Để giúp trẻ tránh khỏi những chuyện tức giận hay bức bối, cha mẹ cần thể hiện sự ân cần với trẻ. Sẽ vô cùng hữu ích khi cha mẹ tặng trẻ những phần thưởng nhỏ trước mỗi lần trẻ biết cách kiềm chế và không nói tục, chửi bậy. Hãy nói chuyện dịu dàng với trẻ, giải thích cho trẻ hiểu rằng, nói tục, chửi bậy sẽ làm tổn thương người khác. Trẻ nhỏ thường sẵn sàng làm những điều để được bố mẹ tán dương. Khi nhận được sự ân cần và khen ngợi, trẻ sẽ nỗ lực không chửi bậy nữa.


Làm gương để trẻ học tập
Một cách hay để ngăn trẻ nhỏ nói tục, chửi bậy là làm gương cho bé. Tuyệt đối không mắng trẻ bằng những câu nói tục hay có những hành động xấu, chửi bậy trước mặt trẻ. Một khi trẻ nghe được từ miệng cha mẹ những từ bậy bạ, chúng sẽ bắt chước rất nhanh và rất khó thuyết phục trẻ không được nói như thế.


Gia đình cần phối hợp cùng thầy cô giáo

Trẻ phải được uốn nắn từ trong gia đình, cha mẹ là người làm gương. Khi đến trường, trẻ cần được nhà trường nhắc nhở nghiêm khắc bằng cách đánh giá hạnh kiểm, tham gia các giờ học đạo đức hoặc tự trẻ phải nhận ra sai phạm của mình để sửa chữa.


Theo Alobacsi.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Rèn ngay cho con những thói quen tốt này từ tấm bé (18/1)
 10 cách rèn con thông minh được khoa học chứng minh (15/1)
 Nếu trẻ có 10 đặc điểm này lớn lên sẽ thông minh hơn người (14/1)
 Bạn đã tiết kiệm tiền cho con đúng cách? (13/1)
 Bố mẹ hãy thay đổi (12/1)
 Dạy con ghi nhớ thông tin – bài học không thừa phòng khi trẻ đi lạc (11/1)
 10 quy tắc vàng nuôi dạy con trong thời hiện đại (8/1)
 Con nhút nhát hay hung hăng đều do cha mẹ (7/1)
 4 cách giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp (6/1)
 8 tuyệt chiêu dụ dỗ trẻ làm việc nhà (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i