Mang thai và sinh đẻ
   Gây tê ngoài màng cứng - những điều mẹ cần biết
 

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn để giảm đau khi sinh nở, tuy nhiên cũng có nhiều tác dụng phụ mà chị em cần biết trước khi quyết định lựa chọn.

Gây tê ngoài màng cứng được sử dụng khá phổ biến trong quá trình chuyển dạ giúp mẹ bầu đỡ bị đau và sinh nở dễ dàng hơn. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng được sử dụng lần đầu tiên vào đầu những năm 1900. Nhưng phải tới 70 năm sau đó, thủ thuật này mới trở nên phổ biến và được các mẹ bầu chọn lựa nhiều.

Không thể phủ nhận những ưu điểm của thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nhược điểm nhất định. Ngoài ra nếu gây tê màng cứng không đúng thời điểm sẽ khiến cơn chuyển dạ kéo dài hơn, thậm chí dẫn đến những ca sinh khó.

Mời các mẹ cùng tìm hiểu chi tiết về những ưu nhược điểm của phương pháp đẻ không đau này:

Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Gây tê ngoài màng cứng nói chính xác hơn là gây tê vùng. Điều này có nghĩa, bà bầu sẽ nhận được một mũi gây tê vào cột sống, thuốc từ đó phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ. Thông thường, thuốc có tác dụng từ núm ti hoặc rốn xuống tận các ngón chân. Vì vậy, bà bầu vẫn hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được mọi chuyện xung quanh, chỉ trừ không cảm nhận được cơn đau đẻ đang "hoành hành".

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn để giảm đau khi sinh nở. (ảnh minh họa)

Cần chuẩn bị những gì?

- Không phải bệnh viện nào cũng có dịch vụ gây tê ngoài màng cứng cho sản phụ, bởi đẻ tự nhiên vẫn được khuyến khích hơn. Có thể trong những tháng đầu thai kỳ, bạn tự tin rằng mình sẽ đủ dũng khí để vượt cạn tự nhiên, nhưng đến phút chót lại bị nỗi sợ đau đẻ ám ảnh và muốn đổi phương án. Vì vậy, ngay từ đầu khi chọn bệnh viện để gửi gắm chuyện sinh nở, bạn nên tính đến vấn đề liệu ở đây có áp dụng phương pháp đẻ không đau không.

- Bạn cũng nên chia sẻ với bác sĩ bạn hay thăm khám về ý định đẻ không đau của mình. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất để vượt qua chuyện sinh nở dễ dàng.

- Bà bầu nên nói chuyện với anh xã, người thân, hay bất cứ ai có nhiệm vụ ở bên cạnh bạn trong phòng chờ sinh về ý muốn gây tê ngoài màng cứng. Bạn nên nói rõ ý muốn khi nào cần đến mũi tiêm gây tê, khi tử cung mở 4cm hay cứ để bạn chịu đựng các cơn co thắt cho đến lúc nào không chịu được thì thôi.

- Tham khảo trước thông tin dịch vụ gây tê ngoài màng cứng ở bệnh viện.

- Luôn lên kế hoạch cho phương án dự phòng, bởi đôi khi tử cung mở quá nhanh so với dự định hoặc quá lâu quá mất thời gian. Dù ở trong tình huống nào, bà bầu cũng nên cố gắng giữ bình tĩnh, bởi rồi đâu cũng sẽ vào đó.

Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện như thế nào?

- Bà bầu có thể phải nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi, cả hai tư thế đều yêu cầu bạn phải co người, cong lưng để bác sĩ có thể thấy rõ vùng cột sống và tiêm thuốc tê.

- Tiếp đến, bác sĩ sẽ sát trùng qua phần thắt lưng của bà bầu, sau đó tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau lúc đưa ống truyền thuốc vào khoang trên màng cứng quanh xương sống.

- Sau khi gây tê, ống thuốc được đặt vào qua kim tiêm lớn với một lượng thuốc tê thử nghiệm. Lúc này, mẹ bầu nên thư giãn, hít thở sâu và nhẹ nhàng, hạn chế cử động. Cuối cùng, bác sĩ định hình ống thuốc nhờ băng keo y tế.

- Nếu liều thuốc thử nghiệm ổn, một túi dịch sẽ được nối với ống mềm đã dán sẵn trên lưng, và đặt ở chế độ chảy liên tục. Thuốc có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của mẹ bầu.

Ảnh hưởng của gây tê ngoài màng cứng

Việc gây tê tại chỗ "dọn đường" cho kim tê ngoài màng cứng gây cảm giác khá đau cho mẹ bầu. Khi các kim chạm vào dây thần kinh có liên quan đến chân, bạn sẽ không tránh khỏi vài cơn đau nhói khó chịu.

Trong lúc chuyển dạ, một số mẹ bầu cảm nhận được các cơn co thắt nhưng không hề thấy đa. Trong khi đó, lại không ít bà bầu tê liệt hoàn toàn từ núm vú đến đầu gối.

Sau khi sinh, y tá sẽ loại bỏ các băng dán và kéo ống thông ra. Nhiều giờ liền sau đó, bạn có thể vẫn trải nghiệm cảm giác tê ở chân. Đôi khi, các mẹ còn cảm thấy yếu ở chân hoặc thậm chí tê liệt trong khoảng thời gian khá dài. Đau lưng cũng là tác dụng phụ khá phổ biển sau thủ thuật đẻ không đau.

Những mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và không gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe đều có thể lựa chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng để cuộc sinh nở dễ dàng hơn, đỡ bị mất sức. (ảnh minh họa)

Ưu nhược điểm của phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Những mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và không gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe đều có thể lựa chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng để cuộc sinh nở dễ dàng hơn, đỡ bị mất sức. Tuy nhiên trước khi quyết định sử dụng kỹ thuật này, mẹ bầu cần tìm hiểu những ưu - nhược điểm và cân nhắc kỹ rồi mới lựa chọn.

Ưu điểm

- Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau hiệu quả, nhất là trong trường hợp cơn chuyển dạ kéo dài, mẹ bầu bị kiệt sức.

- Đây là phương pháp gây tê cục bộ nên mẹ vẫn tỉnh táo và biết được những gì đang xảy ra.

- Trường hợp mẹ bầu phải chuyển mổ đẻ cấp cứu, thuốc gây tê vẫn có tác dụng.

- Giảm đau hiệu quả nên mẹ bầu đỡ mất sức, có thể thoải mái chuẩn bị cho cơn rặn đẻ sắp tới.

Nhược điểm

- Mẹ bầu có thể vẫn cảm thấy các cơn đau.

- Mẹ bầu có thể bị tụt huyết áp.

- Mẹ bầu buộc phải giữ nguyên một tư thế, khiến cơn chuyển dạ có thể kéo dài hơn bình thường hoặc không xuất hiện cơn co, buộc phải tiêm oxytocin kích thích cơn co.

- Sau sinh sản phụ có thể bị đau lưng, đau đầu, sốt, buồn nôn, chóng mặt.

- Thai nhi có thể không tìm được vị trí tốt nhất để chào đời, tăng nguy cơ phải đẻ mổ.

- Sản phụ có nguy cơ bị tổn thương sàn chậu.

- Sản phụ không thể tự đi lại sau vài giờ sau sinh.

Những ai không thể lựa chọn thủ thuật này?

Để thực hiện một ca gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ phải khám thật chi tiết cho bà bầu về tiểu sử bệnh lý, tình trạng chuyển dạ, cơn co thắt để tiên lượng xem liệu bạn có phù hợp với phương án đẻ không đau này hay không. Thông thường, mẹ bầu sẽ không được thực hiện phương án này với 6 nguyên nhân sau:

- Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.

- Chất lượng máu của bà bầu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.

- Tình trạng thừa cân khiến bác sĩ gây mê khó có thể xác định được vị trí khoang trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào.

- Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.

- Viêm nhiễm ở vùng lưng cũng cản trở việc thực hiện phương pháp này.

- Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).

Theo Phong Thư (Theo Bellybelly) (Khám Phá)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mách Mẹ Bầu 10 Mẹo Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả (11/1)
 Chuyển dạ sinh non (7/1)
 Áp lực công việc khi mang thai – nguy hại khôn lường (7/1)
 Cảnh báo 5 dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần lưu ý (6/1)
 5 sự thật không mong muốn khi mang bầu chẳng ai nói với bạn (6/1)
 5 việc mẹ bầu nên tránh để việc sinh nở bớt đau đớn (4/1)
 9 cách giúp mẹ mẹ bầu không còn đau đáu với bệnh trĩ khi mang thai (4/1)
 Khổ vì rụng tóc sau sinh! (30/12)
 7 thực phẩm mẹ bầu cần nói "không" (30/12)
 Dấu hiệu sớm nhất báo mẹ mang thai đôi (29/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i