Xã hội
   Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người
 

Sau 5 năm thực hiện, Đề án "Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người (DTRIN)" đã giúp nhiều em học sinh được đến trường. Tuy nhiên đề án đã khép lại, trong khi chính sách kế cận chưa có, khiến nhiều học sinh, sinh viên (HS-SV), giáo viên lo lắng.


Nâng bước cho học sinh vùng khó
Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên hiện có 616 người dân tộc Cống và Si La (nằm trong 9 DTRIN được hưởng lợi từ đề án "Phát triển giáo dục đối với DTRIN"), sinh sống chủ yếu tại bản Nậm Kè (xã Nậm Kè) và Nậm Sin (xã Chung Chải). Năm học 2015, cả huyện có 169 HS dân tộc Cống và Si La theo học ở cả 3 cấp học. Các em được hỗ trợ học phí, cấp sách vở, đồ dùng học tập, đến trường được ăn uống nên sĩ số các lớp học đông và đều trông thấy.


Lớp học của trẻ em dân tộc Si La ở Trường Mầm non Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé (Điện Biên). Ảnh: Lê San


Em Hù Cố Vả (dân tộc Si La) - HS Trường Tiểu học Nậm Sin cho biết: "3 anh em cháu đều được bố mẹ cho đi học. Đi học không tốn kém gì, lại có bạn bè, được học đọc, học viết nên cháu không bỏ buổi nào".


Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: "Nhờ có chính sách hỗ trợ này mà tỷ lệ HS DTRIN bỏ học đã giảm đáng kể. Nếu trước đây, huy động HS đến lớp chỉ đạt khoảng 55 - 60%, thì nay tỷ lệ bỏ học của cả 6 tỉnh có HS DTRIN chỉ còn 0,14% cấp tiểu học; cấp THCS là 1% và cấp THPT là 1,3%". Chất lượng giáo dục cũng được cải thiện, từ chỗ nhiều địa phương không có HS DTRIN nào vào được cấp 2, cấp 3, hiện nay đã có rất nhiều em được vào hệ cử tuyển, thậm chí đỗ thẳng đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). "Đến năm 2015, tỷ lệ huy động trẻ DTRIN 5 tuổi ra lớp đã đạt 100%, tiểu học đạt 99,77%; THCS đạt 98,83%. Trong 5 năm đã có 103 em học trung cấp, 40 em học cử tuyển, 2 em học dự bị đại học và 21 em đỗ thẳng vào ĐH, CĐ" - bà Nghĩa nói.


Mong có chính sách kế cận

Vui mừng trước những chuyển biến của giáo dục DTRIN bao nhiêu, đại diện các địa phương càng lo lắng bấy nhiêu khi đề án đã kết thúc mà chưa có chính sách kế cận để hỗ trợ HS tiếp tục đến trường.


Ông Mộc Văn Thành - Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Mường Khương (Lào Cai) lo lắng: "Vận động HS dân tộc đến trường rất khó khăn, đối với HS DTRIN lại đặc biệt khó khăn vì gia đình các em thường sinh sống ở những nơi xa xôi hiểm trở, tập tục lạc hậu và rất nghèo, nếu không có hỗ trợ, e rằng rất nhiều HS sẽ bỏ học. Chúng tôi đang lo đến tháng 1.2016 không biết lấy đâu ra tiền mua gạo cho HS".


Ông Nguyễn Phùng Đạt - Trưởng ban Giáo dục dân tộc tỉnh Nghệ An đề xuất: Bộ GDĐT nên tham mưu với Chính phủ nhanh chóng có chính sách kế cận để hỗ trợ cho các em. "Đối với HS vùng xuôi, một vài trăm nghìn không đáng gì nhưng với HS DTRIN đó là một khoản tiền rất lớn. Trong khi chờ Chính phủ ban hành chính sách mới, đề xuất Bộ GDĐT nên duy trì hỗ trợ của đề án cho các em học sinh đến hết năm học này".


Ngoài việc duy trì và nhanh chóng có chính sách hỗ trợ mới, ông Văn Trọng Lưu - Phó Trưởng phòng Giáo dục dân tộc (Sở GDĐT Kon Tum) cho rằng, cần mở rộng đối tượng đối với tất cả trẻ em, HSSV đồng bào DTRIN chứ không nên dừng lại ở 9 dân tộc. Bởi theo ông Lưu, hầu hết cộng đồng các dân tộc ở Kon Tum đều thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sống ở những vùng đặc biệt khó khăn.


Theo Đề án phát triển giáo dục DTRIN, đối tượng thụ hưởng là trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi, HS-SV 9 dân tộc rất ít người (gồm: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao) tại 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum. Sau 5 năm thực hiện, đã có 13.655 lượt trẻ em, HS-SV được hỗ trợ.


Theo Dân Việt

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới sống ở đâu? (24/12)
 Nhiều trường học ở Nghệ An thu trái quy định và lạm thu (23/12)
 Giám sát việc trả lương, thưởng Tết cho nhà giáo (22/12)
 Nghệ An thừa trên 1.500 giáo viên nhưng lại thiếu cục bộ (21/12)
 Hơn 1,5 triệu USD để chăm sóc trẻ dễ bị tổn thương ở Hòa Bình (18/12)
 Kiểm tra ngẫu nhiên cặp học sinh để giảm tải ở Ấn Độ (17/12)
 Mỗi ngày có 500 trẻ em ở sa mạc Sahara chết do thiếu nước sạch (16/12)
 EU muốn cấm trẻ em dưới 16 tuổi vào mạng xã hội (15/12)
 Khoa học chứng minh trẻ em bị bắt đi học quá sớm so với tuổi (14/12)
 TP HCM: Triển khai xây các khu đô thị dành riêng cho cán bộ, giáo viên (11/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i