Mang thai và sinh đẻ
   Tất Tần Tật Những Điều Về Rạn Da Mẹ Bầu Muốn Biết
 

Từ khi biết mình mang bầu, một trong những vấn đề được chị Mai (Liễu Giai, Hà Nội) quan tâm đó chính là ran da. Để ngăn chặn tình trạng này, chị Mai đã mua sẵn một tuýp kem chống rạn da về bôi. Thai kỳ đã bước sang tháng thứ 7 nhưng da chị vẫn chưa xuất hiện một vết rạn nào. Chị Mai rất mừng vì mình đã biết cách phòng ngừa từ sớm.

Nhưng khi bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ thì da bụng chị bắt đầu xuất hiện những vết rạn màu hồng ngày càng đậm và nhiều hơn. Không chỉ ở bụng, những vết rạn còn lan cả xuống đùi và mông.

Làm thế nào để phòng tránh rạn da khi mang thai là câu hỏi được rất nhiều thai phụ quan tâm. Hiểu được nguyên nhân gây rạn da sẽ giúp bạn phòng ngừa phần nào nguy cơ bị rạn da và có những biện pháp để làm mờ chúng sau khi sinh con.

1. Nguyên nhân gây rạn da

Về cơ bản, rạn da là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Các dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác nóng ran trên da, ngứa hoặc thậm chí có người cảm thấy như bị kim chích nhẹ. Những người bị rạn da nhiều hơn là những người sở hữu làn da có độ đàn hồi thấp hơn - đồng nghĩa với việc càng mang thai khi quá nhiều tuổi càng có nguy cơ bị rạn da cao, nhất là những người sinh con ở độ tuổi sau 35 tuổi.


Tùy thuộc vào màu da mà vết rạn lúc đầu có màu hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Theo thời gian, sắc tố nâu đỏ dần biến mất và các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo màu trắng đục.

Trên thực tế, không ai có thể biết trước được mình có bị rạn da hay không. Tuy vậy gene đóng một vai trò không nhỏ bởi mỗi người đều được thừa hưởng mẫu da từ cha mẹ - điều đó có nghĩa là nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang bầu bạn thì rất có thể bạn cũng sẽ bị rạn da khi mang bầu em bé của mình. Ngoài ra những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ "chỗ ở" cho các bé.

2. Những cách ngăn ngừa rạn da cho bà bầu

-Chế độ dinh dưỡng đa dạng:Rạn da có thể do thiếu hụt 2 yếu tố thiết yếu: vitamin và protein. Vì thế, một chế độ ăn uống khỏe mạnh, giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa giúp làn da được nuôi dưỡng tốt từ bên trong. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thêm các thực phẩm giàu omega 3 như cá chứa dầu vì nó có tác dụng tăng sự khỏe mạnh cho làn da. Rau quả tươi, trứng, ngũ cốc, cá... phải được bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Sự đa dạng trong thực phẩm làm da tăng sức đàn hồi.

Ngoài ra, mẹ bầu nên chăm chỉ uống nước. Uống đủ nước giúp da được cung cấp đủ độ ẩm từ bên trong, vì vậy sẽ hạn chế các vết rạn da ở mức tối thiểu. Không có kem giữ ẩm nào tốt nhất cho da nếu bạn lười uống nước.

Uống đủ vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là cách đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ. Đồng thời, cũng là cách quan trọng để có làn da khỏe đẹp cho cả mẹ và bé.

- Kiểm soát cân nặng để ngừa rạn da:Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng của mình để ngăn ngừa rạn da. Vẫn còn nhiều mẹ bầu hiểu sai về khái niệm "ăn cho hai người" nên họ cố gắng ăn thật nhiều. Đây là một quan niệm không đúng khoa học. Hãy đảm bảo bạn ăn uống cân bằng và tăng cân vừa đủ trong thai kỳ, cách tốt nhất là tăng cân đều và từ từ. Bởi tăng cân đột ngột là một trong những lý do khiến mẹ bầu bị rạn da.

- Tập thể dục cũng giúp ngăn ngừa rạn da:Độ đàn hồi của làn da sẽ tốt hơn khi mẹ bầu chăm chỉ tập thể dục. Trong quá trình tập, các tuyến dầu dưới da kích thích tiết bã nhờn, khiến da không bị khô, cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế những vết rách do rạn.

Yoga được khuyến khích vì nó có nhiều bài tập nhẹ phù hợp cho phụ nữ mang thai. Dù tập động tác nào, bạn cũng không nên duỗi hoặc căng mạnh cơ vùng bụng, vùng chậu hoặc căng cơ quá nhiều.

- Sử dụng kem chống rạn da:Nhiều người tin rằng các loại sữa dưỡng da, kem và dầu dưỡng thể - trong đó có các loại kem được quảng cáo là chuyên chống rạn da - sẽ giúp họ ngăn ngừa hoặc giảm các vết rạn da. Trên thực tế các sản phẩm này có thể có ích trong việc giảm ngứa khi da bắt đầu rạn và phần nào giúp da ngậm nước tốt hơn. Tuy nhiên không có bằng chứng thực tế nào cho thấy chúng có tác dụng ngăn ngừa rạn da hay làm giảm các vết rạn da bạn đang có.

3. Cẩn thận khi dùng kem chống rạn da

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng một phòng khám sản phụ khoa ở Hà Nội khuyến cáo các mẹ: "Việc bôi kem chống rạn da chỉ là cách hỗ trợ, phù hợp hay không còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Hiện nay, chưa có một chuyên gia hoặc nghiên cứu nào khẳng định rằng bôi kem rạn da sẽ phục hồi được làn da. Nhưng có một điều chắc chắn là trong thời gian mang thai, nếu chị em bôi kem chống rạn da quá "nhiệt tình" sẽ dẫn đến nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non".

Lý giải cho điều này, bác sĩ Dung cho biết: "Khi bôi kem chống rạn da, bà bầu thường phải có thao tác xoa và mát-xa vùng bụng. Việc xoa bụng trong suốt thời gian có thai làm xuất hiện các cơn co tử cung. Các cơn co này càng nhiều, phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài càng cao, dẫn đến sẩy thai, động thai,sinh con thiếu tháng. Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn. Do đó, các thai phụ nên tránh việc xoa vùng bụng và tránh mát-xa".

4. Có cách nào điều trị rạn da sau sinh?

Cũng theo bác sĩ Dung, không thể hoàn toàn triệt tiêu các vết rạn một khi chúng đã xuất hiện, nghĩa là chúng ta không thể điều trị tận gốc mà chỉ có thể hạn chế, ngăn ngừa các vết rạn da bằng các phương pháp kết hợp một chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý. Các vết rạn da không có liên quan gì đến vấn đề sức khỏe của bà mẹ và em bé. Đây hoàn toàn là vấn đề thẩm mỹ.

Theo y học phương Tây, điều trị bằng Laser là một trong những phương pháp tốt nhất để phục hồi làn da đã bị rạn bởi với phương pháp này các collagen bị phá vỡ có thể được xây dựng lại. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể có đủ điều kiện kinh tế để điều trị bằng Laser.

Hiện nay có nhiều mẹ xử lý rạn da sau khi sinh bằng cách bôi nghệ hoặc bôi rượu ngâm gừng - nghệ trực tiếp lên vùng da bị rạn trong khoảng 1-2 tháng. Phương pháp này cần đến sự kiên nhẫn khi thực hiện bởi không chỉ phải ngửi mùi rượu mà bạn còn phải chịu đựng màu sắc của nghệ trên da mình nữa, ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả cũng như các tác động tích cực hay tiêu cực của nó lên cơ thể bạn.

Theo Lamchame.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các xét nghiệm mẹ bầu không nên bỏ qua trong thai kỳ (26/11)
 8 hoạt động thai nhi thường xuyên làm trong bụng mẹ (26/11)
 Dưỡng chất cần thiết để khởi đầu cho một thai kỳ hoàn hảo (23/11)
 Chăm sóc vết mổ đẻ đúng cách sau sinh (23/11)
 Bà bầu nên ăn gì vào cuối thai kỳ để dễ sinh con? (19/11)
 6 sự thật khiến các mẹ “ngã ngửa” khi mang thai (19/11)
 Làm mẹ chủ động (18/11)
 Mang thai: Những bí mật nho nhỏ cực thú vị (18/11)
 4 lý do khẳng định sinh thường tốt hơn sinh mổ (17/11)
 Chuyện "dở khóc, dở cười" chỉ mẹ bầu mới hiểu (17/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i