Mang thai và sinh đẻ
   Những lý do em bé bị ”mắc kẹt” khi sinh nở
 

Tỷ lệ những mẹ sinh mổ ngày càng cao, bên cạnh những người tự nguyện chọn phương pháp này thì có rất nhiều mẹ bắt buộc phải tiến hành sinh mổ bởi có nhiều lý do khiến em bé bị mắc kẹt trong bụng.

Nhiều mẹ bắt buộc phải tiến hành sinh mổ bởi có nhiều lý do khiến em bé bị mắc kẹt trong bụng.​

Có khi nào mẹ bầu lo sợ lúc trở dạ em bé sẽ bị mắc kẹt và không thể chui ra ngoài được không? Nếu mẹ lo lắng gặp phải tình huống này, thì có thể tìm hiểu những nguyên nhân chính và ngăn chặn sớm nhất có thể nhé!

1. Thai nhi thay đổi tư thế trong giai đoạn cuối của thai kỳ

Thời gian cuối cùng khi mang thai, em bé trong bụng mẹ thường có xu hướng lộn đầu xuống, lưng bé hướng ra phía trước và lệch sang trái, cằm con nép vào ngực. Vị trí này được gọi là vị trí chỏm đầu trước. Đây là vị trí cho phép phần nhỏ nhất của đầu con đi qua cổ tử cung và vùng xương chậu. Trong thời gian chuyển dạ, em bé có thể ra ngoài dễ dàng ở vị trí thuận lợi này. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng may mắn có được sự thay đổi tư thế thuận lợi của em bé trong bụng trước giờ phút sinh. Rất nhiều trường hợp, thai nhi không lộn người lại được, hoặc vị trí hướng ra cổ tử cung không phải là đầu mà là mông, lưng hoặc chân. Đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó rặn đẻ, mắc kẹt khi sinh mà các can thiệp bằng thuốc kích thích rặn đẻ không có tác dụng khiến chị em buộc phải sinh mổ.

2. Tư thế sinh

Tư thế sinh của mẹ bầu đóng một vai trò quan trọng trong việc sinh con nhanh và an toàn. Các tư thế như đứng, ngồi xổm, chống tay hoặc quỳ bằng đầu gối giúp mở vùng xương chậu lên đến 30%. Các chuyển động như lắc đu, đu người, đi bộ, bò, chuyển động tay có thể giúp mẹ bầu thoải mái hơn để tạo vị trí sinh nở thuận lợi nhất. Thật không may, tại nhiều bệnh viện, hầu hết mẹ bầu đều rặn đẻ trên giường ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi trên xương cụt của chính họ. Đây là các vị trí làm hạn chế chuyển động của cả cơ thể mẹ và bé trong quá trình sinh nở, gây ra nghẽn mạch máu của mẹ, tắc dây rốn và suy thai.

3. Gây tê ngoài màng cứng

Gây tê cục bộ ngoài màng cứng ở phần dưới cơ thể để chặn các phản ứng thần kinh cảm giác và vận động giúp bà bầu giảm đau khi sinh nở. Tuy nhiên, trong các ca sinh thường, can thiệp của thuốc gây tê có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng oxytocin tổng hợp, tăng nguy cơ phải đẻ mổ, phải sử dụng dụng cụ trợ sinh, rách tầng sinh môn, tổn thương đáy chậu và em bé ở vị trí bất thường. Riêng đối với sản phụ, sử dụng thuốc gây tê có thể khiến họ bất động và không thể sử dụng chân cũng như cơ thể để di chuyển. Điều đó cũng có nghĩa là sản phụ không thể di chuyển tự do trong quá trình rặn đẻ và đưa bé vào vị trí tốt nhất để sinh.

4. Kích cỡ em bé lớn hoặc kẹt vai

Một trong những lý do phổ biến khác khiến em bé bị mắc kẹt khi sinh là do con có kích thước lớn hoặc vai to. Mắc kẹt xảy ra tại vùng xương chậu của mẹ khi một hoặc nhiều phần của cơ thể con không thể lọt qua khu vực đó. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều trường hợp kích cỡ con không lớn nhưng sản phụ vẫn khó sinh do gặp các cơn co thắt mạnh. Các cơn co thắt này có thể cản trở hơi rặn đẻ dài và mạnh của họ khiến con bị mắc kẹt tại khu vực xương chậu.

5. Vấn đề với xương chậu

Ngoài 4 lý do trên, mẹ bầu có nguy cơ sinh con khó khăn hơn nếu xương chậu của mình không đủ lớn hoặc xương chậu bị khuyết, dị tật. Hiện tượng xương chậu không tạo ra vị trí tốt để con lọt qua còn được gọi gọi là lệch đầu và xương chậu. Hiện tượng này ít gặp và không được chẩn đoán trong thời gian mang thai, trừ khi bạn cho bác sĩ biết mình có chấn thương vùng xương chậu hoặc dị tật xương chậu bẩm sinh.

Phòng ngừa trẻ bị mắc kẹt khi sinh

Cách tốt nhất để đưa con vào vị trí sinh tốt nhất là điều chỉnh tư thế của mẹ khi mang thai. Mẹ nên tránh ngả lưng và tựa vào bề mặt cứng. Thay vào đó, mẹ hãy chọn các tư thế thoải mái và mềm mại, (kể cả việc chọn quần áo để mặc), chúng cho phép con của bạn có nhiều khoảng không để dịch chuyển và có tư thế thuận lợi trước lúc sinh nở.


​Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cũng nên tập các bài tập có lợi cho cơ và cả hệ thống khung xương như yoga hay các bài tập co giãn.Việc khám thai thường xuyên cũng vô cùng cần thiết. Bất cứ lúc nào mẹ cảm thấy không yên tâm với sức khỏe và vấn đề thai kỳ của mình, hãy đi gặp bác sĩ để được kiểm tra và phòng ngừa biến chứng kịp thời.Nếu buộc phải sử dụng thuốc gây tê ngoài màng cứng, bạn hãy luôn chắc chắn rằng luôn có bác sĩ theo dõi ở bên cạnh trong suốt quá trình sinh con của mình.

Theo Lamchame.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng để sinh con cực chuẩn (4/11)
 Trường hợp ốm nghén hiếm gặp khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý (2/11)
 Những điều không nên hỏi phụ nữ mang thai hoặc mới sinh (2/11)
 10 nguy hiểm rình rập mẹ bầu suốt thai kỳ (30/10)
 Nguy cơ sinh non vì đái tháo đường thai kì (30/10)
 Dạy con trong bụng quá đà dễ phản tác dụng (28/10)
 Mang thai tháng thứ 9: Nên và không nên ăn gì? (28/10)
 10 thực phẩm giúp thai nhi đủ chất, mẹ không lo béo (26/10)
 Có thể tắm ngay sau sinh mổ? (26/10)
 Những rủi ro mẹ có thể gặp phải khi đẻ thường (23/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i