Tâm lý
   Trẻ nhỏ tham gia hoạt động ngoài trời dễ dàng đạt mục tiêu hơn trong cuộc sống
 

Theo một nghiên cứu mới của Đại học Colorado Boulder, những trẻ nhỏ dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời ít gò bó trong nhà như: đọc sách ngoài trời hay thăm quan ở các vườn thú sẽ có khả năng tốt hơn trong việc thiết lập những mục tiêu của riêng mình và tự giác hành động để đat được những mục tiêu ấy mà không cần sự hối thúc của người lớn.


Kết quả của cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology chỉ ra rằng, trẻ em tham gia các hoạt động trong nhà hoặc những hoạt động có cấu trúc cố định khuôn mẫu như: luyện tập đá bóng, tập đàn piano hay làm bài tập về nhà..., "chức năng tự định hướng điều chỉnh bản thân" - một thước đo về khả năng tự tạo dựng và đạt được các mục tiêu - của những đứa trẻ này có phần nghèo nàn hơn so với những trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời không bị khuôn ép theo các quy tắc.


Nhà Tâm lý và Thần kinh học - Giáo sư Yuko Munakata thuộc đại học CU-Boulder, người thực hiện cuộc nghiên cứu cho biết: "Chức năng tự định hướng là một yếu tố rất quan trọng đối với trẻ em. Nó hỗ trợ trong mọi hoạt động hằng ngày của trẻ em, giúp các bé có sự linh hoạt trong việc chuyển đổi hành động thay vì bế tắc với một vấn đề nào đó, ngăn trẻ nhỏ không la hét khi tức giận và hài lòng với bản thân quá lâu khi đạt được thành công. Chức năng tự định hướng trong suốt quá trình phát triển của trẻ còn có vai trò dự đoán được kết quả của trẻ ra sao khi lớn lên, chẳng hạn như kết quả học tập, sức khỏe, sự giàu có và khả năng phạm tội không những vài năm sau mà còn nhiều thập kỷ sau đó.


Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên cố gắng tìm ra câu trả lời về mối tương quan giữa những hoạt động hằng ngày ảnh hưởng tới sự phát triển của não. Giáo sư Munakata cho hay, trong suốt những năm gần đây, một cuộc tranh luận nảy lửa về triết lý nuôi dạy con cái giữa các bậc phụ huynh đã diễn ra trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các trang blog làm cha mẹ. Các ông bố bà mẹ tranh cãi xem nên nuôi con theo phương pháp cứng nhắc hà khắc hay theo hướng thoải mái, muốn cho con làm gì cũng được. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng khoa học được hai bên đưa ra để bảo vệ lý lẽ và luận điểm của mình.


Jane Barker, một Tiến sỹ thuộc đại học CU-Boulder và cùng làm việc với Giáo sư Munakata trong cuộc nghiên cứu chia sẻ: "Đây là một chủ đề được các bậc phụ huynh rất quan tâm và thường xuyên xuất hiện trong các bài bình luận xã hội cũng như trong những cuộc trò chuyện giữa các ông bố bà mẹ với nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực này, dù cho những câu hỏi và nghi vấn xoay quanh vấn đề không dễ dàng gì tìm hiểu."


Trong cuộc nghiên cứu này, phụ huynh của 70 đứa trẻ 6 tuổi sẽ được yêu cầu ghi lại những hoạt động hằng ngày của trẻ trong vòng một tuần. Các nhà khoa học sau đó sẽ phân loại các hoạt động này thuộc nhóm hoạt động khuôn mẫu hay thuộc nhóm ít khuôn mẫu.


Trong hệ thống phân loại, các hoạt động thuộc nhóm khuôn mẫu gồm việc nhà, những bài học thể chất và phi thể chất, và tôn giáo. Các hoạt động thuộc nhóm có cấu trúc ít khuôn mẫu gồm những hoạt động vui chơi tự do một mình hoặc cùng bạn bè, đi chơi ngoài trời, các cuộc thăm quan, đọc sách và sử dụng các phương tiện truyền thông. Những hoạt động không thuộc cả hai nhóm trên gồm: ăn uống, ngủ nghỉ, đi học và thời gian di chuyển đi lại.


Ngoài ra, những đứa trẻ tham gia cuộc nghiên cứu được đánh giá chức năng tự định hướng điều chỉnh bản thân thông qua một bài kiểm tra về sự lưu loát ngôn ngữ thường sử dụng.


Kết quả cho thấy, những trẻ nhỏ thường tham gia các hoạt động ít khuôn mẫu có khả năng định hướng bản thân tốt hơn so với những đứa trẻ dành nhiều thời gian cho các hoạt động có cấu trúc khuôn mẫu.


Giáo sư Munakata chia sẻ thêm: "Kết quả cuộc nghiên cứu có thể chưa hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, nó bước đầu tạo ra những động lực để chúng tôi có thể tiếp tục theo đuổi cuộc nghiên cứu và cố gắng có những thông tin xác thực hơn."


Cuộc nghiên cứu được thực hiện cùng với sự hỗ trợ của các cựu sinh viên đại học Andrei Semenov, gồm nghiên cứu sinh Laura Michaelson và chuyên viên trợ lý nghiên cứu Lindsay Provan, tất cả hiện đang theo học tại CU-Boulder, cùng với Hannah Snyder, cựu sinh viên Tiến sỹ tại CU-Boulder và hiện đang tu nghiệp sau Tiến sỹ tại Đại học Denver. Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển con người.


Theo HNM

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 15 câu hỏi giúp trẻ phát triển tư duy vượt trội (19/10)
 Để con bớt háo thắng, ganh đua (16/10)
 Con bạn có thuộc tuýp dễ bị bạo hành ở trường mầm non? (15/10)
 Nếu phải trách mắng trẻ, cha mẹ nên làm thế nào cho đúng? (14/10)
 Gợi ý giúp bé đi mẫu giáo vượt qua những nỗi sợ thường gặp (13/10)
 Bí quyết “cai nghiện” smartphone cho trẻ (8/10)
 Những điều cha mẹ nên dạy khi con lên 3 (7/10)
 Những sai lầm đừng để con mắc phải (6/10)
 8 cách đơn giản rèn con vào nếp mà không làm con tổn thương (5/10)
 3 cách dạy con sớm tự lập (2/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i