Mang thai và sinh đẻ
   Trong bụng mẹ: Thai nhi rất bận rộn!
 

Để đếm chuẩn những chuyển động này, mẹ hãy ngồi xuống, thưởng thức một món ăn hoặc đồ uống lạnh và đặt chân lên một chiếc ghế khác.

Cho dù đây là lần mang thai đầu hay lần thứ 3,4 thì mỗi người mẹ đều mong muốn được cảm nhận sớm nhất những chuyển động, những cú máy thai của bé. Mỗi cú đạp, xoay chuyển người của thai nhi là dấu hiệu giúp mẹ yên tâm rằng bé đang phát triển tốt. Tuy nhiên, có thể mẹ không biết rằng mỗi chuyển động, huých, đạp đó của bé đều có thể chứa những thông điệp thú vị mà không phải bà bầu nào cũng biết.

Theo các chuyên gia khoa sản, trong thời gian ở trong bụng mẹ, em bé không chỉ di chuyển bàn tay mà còn huých, đạp chân và thậm chí là nhào lộn. Cùng khám phá những điều thú vị về những chuyển động này của bé.

Khi nào mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động của thai nhi?

Hầu hết các mẹ đều rõ ràng nhận ra những chuyển động của bé vào khoảng tuần thứ 22-24 thai kỳ, tuy nhiên bé đã có những di chuyển từ trước đó rất lâu (khoảng tuần thứ 8,9) nhưng quá nhẹ khiến mẹ không nhận ra. Một số bà mẹ nhận ra những chuyển động này nhưng không phân biệt chính xác đó là do bé đạp hay chuyển động của chính cơ thể mình.

Ngoài ra có một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của người mẹ như nếu nhau thai ở phía trước của tử cung thì mẹ cũng sẽ khó cảm nhận những chuyển động của bé rõ ràng hơn. Phụ nữ mang thai lần thứ 2 thường nhận thấy những chuyển động này sớm hơn, thậm chí có người nhận ra từ tuần 12 thai kỳ.

Hầu hết các mẹ đều rõ ràng nhận ra những chuyển động của bé vào khoảng tuần thứ 22-24 thai kỳ. (ảnh minh họa)

Tại sao thai nhi lại đạp?

Em bé thường di chuyển mạnh mẽ hơn khi có sự thay đổi trong môi trường của bé như tiếng ồn xung quanh quá lớn, ánh sáng hoặc thậm chí là các loại thực phẩm mẹ bổ sung vào cơ thể.

Ngoài ra, đôi khi trẻ cũng phải vươn vai để thư giãn. Nếu dành thời gian theo dõi, mẹ sẽ dễ dàng nhận ra những cú vươn vai của bé, nhất là sau khi bé ngủ dậy.

Bé chuyển động như thế nào là bình thường?

Số lượng di chuyển trung bình của bé trong bụng mẹ mỗi ngày là khoảng 15-20 chuyển động bao gồm cả những cú đạp, đá, xoay người, vươn vai... Tuy nhiên mỗi em bé có những hoạt động khác nhau, có những bé dành phần lớn thời gian ban ngày để ngủ và đạp nhiều vào ban đêm khiến mẹ không nhận ra nhưng hầu hết các bé đều di chuyển hầu hết thời gian trong ngày.

Theo các chuyên gia, thai nhi dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ trong bụng mẹ khoảng 17 giờ mỗi ngày và mỗi giấc từ 40-50 phút. Hầu hết chị em sẽ nhận thấy những cú đạp rõ ràng của bé sau giờ ăn, sau khi hoạt động và vào buổi tối.

Có cần đếm những chuyển động của bé?

Nếu như thai nhi vẫn phát triển bình thường và chuyển động đều đặn hàng ngày thì mẹ không cần thiết phải đếm. Tuy nhiên nếu bạn bỗng nhận thấy em bé có ít chuyển động hơn bình thường, hãy dành thời gian theo dõi để đảm bảo bé đang được an toàn.

Dưới đây là những trường hợp mẹ cần đếm chuyển động của bé:

- Không nhận thấy chuyển động của bé trong 2 giờ liền

- Em bé không có phản ứng với tiếng ồn bên ngoài, khi mẹ vỗ nhẹ hoặc giọng nói của mẹ.

- Những chuyển động giảm dần trong 2 ngày liên tiếp.

Nếu như thai nhi vẫn phát triển bình thường và chuyển động đều đặn hàng ngày thì mẹ không cần thiết phải đếm. (ảnh minh họa)

Làm thế nào để đếm những chuyển động của bé?

Để đếm chuẩn những chuyển động này, mẹ hãy ngồi xuống, thưởng thức một món ăn hoặc đồ uống lạnh và đặt chân lên một chiếc ghế khác. Đường trong đồ ăn và cảm giác lạnh sẽ giúp đánh thức em bé và mẹ sẽ dễ dàng đếm được đến 10 chuyển động trong 2 giờ liền. Nếu không nhận thấy bất cứ chuyển động nào hoặc quá ít, hãy đi khám thai ngay.

Thai nhi giảm chuyển động có nguy hiểm không?

Thai nhi giảm chuyển động có thể là dấu hiệu suy thai do thiếu dinh dưỡng và oxy. Trong trường hợp này, mẹ cần khám thai và được bác sĩ chẩn đoán kịp thời bằng cách siêu âm, kiểm tra lưu lượng máu của nhau thai cũng như sức khỏe của bé...

Thai nhi sẽ ít di chuyển hơn sau tuần 36 thai kỳ?

Em bé vẫn di chuyển đều đặn mỗi ngày sau tuần 36 thai kỳ nhưng lúc này tử cung đã chật hẹp nên những cú nhào lộn sẽ ít hơn. Tuy nhiên bé vẫn dùng bàn chân, tay để khám phá khuôn mặt hay chơi với dây rốn và xoay chuyển người. Mẹ cũng sẽ thường xuyên cảm nhận được những cú nấc cục của bé.

 

Theo Thảo Nguyên (Theo MJ) (Khám phá)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những dấu hiệu báo thai nhi không được an toàn (17/9)
 Mang thai tháng thứ 3: Nên và không nên ăn gì? (17/9)
 Mang thai trong những trường hợp sau hãy cẩn thận (16/9)
 Bà bầu ăn uống giờ nào để tránh bị tăng cân nhiều? (16/9)
 Điều ít biết về dây rốn - "cầu nối" giữa mẹ và thai nhi (15/9)
 Mang thai tháng thứ 2: Nên và không nên ăn gì? (15/9)
 25 cách giúp mẹ bầu vượt qua các cơn đau khi mang thai (14/9)
 Những câu "vô duyên" không nên nói với các mẹ bầu (14/9)
 Thai phụ có u xơ tử cung dễ gặp nguy hiểm (11/9)
 Những rủi ro nghiêm trọng mẹ đẻ mổ phải chịu (11/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i