Tâm lý
   6 sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ khiến con học dốt
 

Rất nhiều người thắc mắc, tại sao đã dành những điều kiện tốt nhất mà con vẫn học dốt? Có thể vì chính sai lầm của bố mẹ khi dạy con đã khiến con học dốt.


1. Mắng con: "Sao mày dốt thế?"
Câu mắng "Sao mày dốt thế?" hay "Sao con dốt thế?" vô cùng quen thuộc với rất nhiều bậc phụ huynh. Nhiều người mắng con câu này nhiều đến mức nó trở thành câu cửa miệng.


Con bị điểm kém, con chưa làm xong bài tập, hoặc con chưa kịp hiểu một kiến thức hay bài tập nào đó, lập tức câu đầu tiên trẻ nhận được là "Sao mày dốt thế?". Một câu nói tưởng như vô hại, nhưng lại là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của cha mẹ.


Tâm hồn trẻ nhỏ giống như một tờ giấy trắng vậy. Khi bạn mắng con "sao mày dốt thế?" thì vô tình đã reo ngay vào đầu trẻ ý nghĩ rằng mình là đứa học dốt. Nó trở thành một chấp niệm rất khó cải thiện trong trí não của trẻ. Theo tâm lý học, một đứa trẻ khi đã tự mặc định mình học dốt, thì nó sẽ buông xuôi và không bao giờ còn muốn cố gắng học nữa. Đơn giản vì trẻ nghĩ mình dốt, mình bị chê bai, trẻ quen với điều đó và cho rằng mình không bao giờ thuộc hàng ngũ học sinh giỏi cả, vì thế cứ chơi đi cho thích. Trong số những đứa trẻ bị cho là học dốt sẽ chỉ có khoảng 10% cố gắng vươn lên. Một con số quá ít ỏi so với 90% những đứa trẻ sẽ buông xuôi.


Chỉ một câu nói nhưng tác hại thì vô cùng khó lường. Nó sẽ khiến con bạn thực sự trở thành một đứa trẻ học dốt. Thay vì mắng con "sao mày học dốt thế?" bạn có thể nói rằng "Con là một học sinh giỏi cơ mà? Tại sao vẫn chưa làm xong bài thế?" hay "Con là người thông minh, nên con chắc chắn sẽ hiểu được bài đúng không? Hãy cố suy nghĩ thêm một chút xem". Những câu nói có cùng một nội dung, nhưng ý nghĩa khác hẳn nhau. Nó tạo động lực cho trẻ, vì mình là người học giỏi nên mình chắc chắn sẽ làm được. Tất nhiên, cha mẹ cũng cần tránh tâm lý khen con quá nhiều, khen trẻ quá mức. Bởi nó sẽ hình thành sự tự kiêu và tự thỏa mãn ở trẻ. Hãy khen con vừa đủ, khen ở mức độ động viên và khen theo cách để con cố gắng hơn.


2. Ép con vào trường chuyên, lớp chọn
Môi trường học tập sẽ quyết định rất lớn đến khả năng học và thành tích học tập của con. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc phải vào trường chuyên, lớp chọn mới là tốt. Nếu con bạn có học thực sự xuất sắc, thì vào trường chuyên, lớp chọn là rất tốt. Bởi nó sẽ tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho con phát triển, sự canh tranh trong học tập cùng các áp lực, sẽ giúp con nhanh tiến bộ hơn. Tuy nhiên, nếu học lực của con chỉ ở mức bình thường, hoặc hơi khá một chút thì vào trường chuyên, lớp chọn là sai lầm nghiêm trọng. Trong một môi trường toàn những học sinh xuất sắc, con bạn trở nên lạc lõng. Trẻ khó lòng theo kịp được chương trình học quá nâng cao ở lớp học. Dần dần nảy sinh tâm lý chán nản vì kiến thức quá khó, chán nản vì mình quá kém cỏi trong lớp. Càng ngày con càng học đuối hơn và lớp học trở thành nỗi kinh hoàng, học tập trở thành gánh nặng đối với con.


Nếu bố mẹ để con ở một lớp học bình thường, con sẽ dễ hòa nhập hơn, tự tin hơn với khả năng của mình và chắc chắn sẽ học giỏi hơn. Ngày này, cha mẹ đua nhau chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn vì muốn tìm môi trường tốt cho con, đôi khi còn là thể diện và sĩ diện của cha mẹ. Nhưng hãy nhớ, môi trường học tốt nhất cho trẻ là môi trường phù hợp với trẻ, chứ không phải là nơi mà việc học là cơn ác mộng.


3. Luôn so sánh con với người khác
Một thói quen cực kỳ phổ biến ở các ông bố, bà mẹ đó là thích so sánh con với những người khác. Điều này thực tế không hề mang lại lợi ích nào, mà nó còn vô tình khiến con bạn học dốt hơn? Lý do là gì? Cũng giống như khi bạn chê bai con học dốt vậy. Việc so sánh khiến con cảm thấy mình kém cỏi. Trẻ nhỏ rất dễ nảy sinh lòng đố kỵ. Khi bị đem ra so sánh, con vừa buồn phiền, vừa đố kỵ, vừa chán nản. Tất cả những tâm trạng phức tạp đó, trẻ không thể giải tỏa, giãi bày với ai. Đơn giản là vì chính trẻ cũng không biết phải diễn đạt nó như thế nào. Sự tích tụ sẽ gây ra ức chế trong trẻ, không chỉ gây cảm giác chán học, bất lực mà còn cản trở khả năng tư duy và hoạt động sáng suốt của não bộ trẻ.


Thay vì so sánh và chê bai con, bạn hoàn toàn có thể thay bằng những câu nói khác như: "Bạn ấy thật là giỏi, nếu con cố gắng hơn một chút chắc chắn con cũng sẽ giỏi như vậy, thậm chí còn giỏi hơn ấy chứ". Một lời động viên nhẹ nhàng không chỉ khiến con cảm thấy thoải mái, mà còn có động lực tuyệt vời để vươn lên.


4. Quá quan trọng điểm số
Đến nay, hầu hết các ông bố bà mẹ vẫn coi điểm số là căn cứ để xác định con học giỏi hay học dốt. Thực tế, điểm số không bao giờ xác định đúng được lực học của con bạn. Trẻ học tốt nhưng hoàn toàn có thể bị điểm kém vì rất nhiều lý do khác nhau như: con bị mệt đúng hôm làm bài kiểm tra, con bị nhầm lẫn khi làm bài kiểm tra, tâm trạng con bất ổn đúng hôm làm bài kiểm tra... Đến người lớn còn phạm sai lầm, thì trẻ nhỏ hoàn toàn có quyền sai lầm. Vì thế, đừng vì một vài điểm kém mà vội vàng kết luận con bạn học dốt.


Cái đích cuối cùng là sự hiểu biết của con về kiến thức, khả năng tư duy của con. Một đứa trẻ giỏi là đứa trẻ có khả năng tư duy nhạy bén, ghi nhớ được nhiều kiến thức môn học. Nếu bạn cứ nhăm nhăm vào điểm số, vô tình sẽ gây sức ép lên con và khiến con cũng nghĩ rằng, miễn được điểm cao là học giỏi. Mà bạn biết đấy, có quá nhiều cách để con được điểm cao: quay cóp, chép bài của bạn, học tủ, học vẹt chờ cơ hội ăn may... Điểm cao thì có ý nghĩa gì khi trong đầu óc của con bạn chẳng lưu lại chút kiến thức nào cả?


5. Chạy điểm cho con
Một bộ phận phụ huynh lại có khuynh hướng chạy điểm cho con. Hình thức thì vô cùng phong phú: quà cáp cho thầy cô, đưa con đến thăm thầy cô... Điều này không còn quá xa lạ trong xã hội hiện nay. Lý do của các ông bố bà mẹ này thì cũng nhiều vô kể: vì muốn học bạ của con đẹp, vì muốn con tự tin hơn, vì sĩ diện của bản thân... Nhưng dù có lý do gì, thì chính bạn cũng đang đẩy con vào con đường học dốt.


Trẻ nhỏ ngày nay vô cùng nhanh nhạy, chúng thừa hiểu được những việc bạn làm và khi đã có chỗ dựa vững chắc, tâm lý trẻ hình thành quan điểm không cần phải học nữa, dù không học vẫn cứ được điểm cao. Điều này vô cùng tai hại. Những thứ bạn tưởng như mình đang làm vì con, thực ra lại là đang hại con. Bạn nghĩ việc này đơn giản, tất cả vì tương lai của con. Nhưng phía sau nó là rất nhiều hệ lụy.


6 Ép con học quá nhiều, khoán cho con học theo thời gian
Nhiều cha mẹ lại nghĩ ra cách dạy con học là khoán theo thời gian. Mỗi tối con phải ngồi vào bàn học đúng ngần này thời gian, chưa hết giờ không được ra khỏi bàn. Điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi nó khiến con bị áp lực, quy định về thời gian luôn tạo ra trong tâm lý của con người, kể cả người lớn sự chán nản, bức bối, khó chịu. Với tâm trạng ấy con làm sao có thể học tốt được? Chưa kể, bạn không thể kiểm soát việc con học được bao nhiêu thứ trong khoảng thời gian ấy.


Trẻ có thể nghe lời bố mẹ và ngồi học đủ số thời gian, nhưng trẻ có học thật sự hay không, có chịu suy nghĩ không hay chỉ ngồi cho đủ để được đi chơi là điều bạn không thể kiểm soát. Hãy để con có tâm lý thoải mái nhất khi học, điều quan trọng không phải là con học trong bao lâu, mà là con học được bao nhiêu kiến thức.


Theo Lamsao.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuyệt chiêu giúp con giảm căng thẳng khi vào lớp 1 (17/8)
 Những thói quen của bố mẹ giúp trẻ thêm thông minh (14/8)
 Danh sách việc nhà các bé cần làm được theo độ tuổi (13/8)
 7 câu không nên nhưng bố mẹ lại hay nói với con (12/8)
 5 bí quyết dành cho mẹ trước ngày tựu trường của bé. (11/8)
 Những mối lo cực lớn của mẹ khi con bắt đầu đi học (10/8)
 Cách chuẩn bị tinh thần cho con đi học lại sau kỳ nghỉ hè (7/8)
 Bí quyết để trẻ tự tin khi vào mẫu giáo (6/8)
 Trẻ ngỗ nghịch lớn lên kiếm tiền tốt hơn (5/8)
 9 điểm chung của cha mẹ có con trẻ thành công (3/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i