Xã hội
   Lễ khai giảng là của ai?
 

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ngày 12/8 do Bộ GD-ĐT tổ chức diễn ra tại 6 điểm cầu: Hà Nội - Thái Nguyên - Nghệ An - Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có một phát biểu quan trọng về lễ khai giảng của học sinh gây được sự chú ý của dư luận.


Vị chính khách trẻ tuổi, được đào tạo bài bản ở Châu Âu đã có một phát biểu đáng chú ý: Nên đổi mới cách thức tổ chức lễ khai giảng hàng năm, với tiêu chí giản dị, ngắn gọn, hướng đến các em học sinh là đối tượng chính của buổi lễ, làm sao để các em coi khai giảng là một ngày đặc biệt đáng nhớ, thay vì phải khổ sở xếp hàng, tập dượt rồi ngồi nghe những bài phát biểu dài lê thê mà mình không hiểu gì.


Sau sự kiện xuống tận điểm thi đại học Bách khoa để thị sát kì thi đại học 2015 vừa qua, bắt tay thăm hỏi động viên học sinh, tình nguyện viên, quan tâm đến cả túi bánh mì trên tay phụ huynh, phát biểu vừa rồi của vị phó thủ tướng thêm một lần "ghi điểm" trong lòng người dân cả nước.


Bởi ông đã chạm đến một vấn đề lâu nay tồn tại như một vấn nạn nhưng được nhiều người miễn cưỡng chấp nhận và ít phản kháng.


Để ngày khai giảng thực sự là một ngày hội lớn của các em học sinh (ảnh: Hoàng Yến)


Chúng ta biết: lễ khai giảng là dành cho các em học sinh. Nhưng lịch khai giảng của từng trường lại phải phụ thuộc vào lịch làm việc của lãnh đạo địa phương (hay ngành) mà trường sẽ mời đến dự. Do vậy mỗi trường khai giảng một ngày khác nhau, nhiều trường học vài tuần mới tổ chức khai giảng, làm giảm tính trang trọng thiêng liêng của ngày hội khai trường.


Các em phải tập dượt khai giảng vất vả, phải đến sớm xếp hàng, phải đứng phơi nắng cầm cờ hoa tung hô lãnh đạo. Sau đó lãnh đạo và ban giám hiệu được ngồi vị trí trang trọng, trung tâm của buổi lễ, dưới bóng mát và có nước tinh khiết để uống. Trong khi các em tiếp tục ngồi phơi nắng và đực mặt ra nghe những bài phát biểu dài lê thê, khô cứng và giáo điều mà đại đa số các em không hiểu gì.


Đầu tiên là bản báo cáo thành tích của hiệu trưởng - tiết mục "tự sướng kinh điển" của tất cả các trường tranh thủ thể hiện khi có lãnh đạo đến nghe.


Tiếp theo là phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, những bài phát biểu đa phần do thư ký soạn sẵn, công thức và sáo mòn.


Sau đó là đại diện chi đoàn đọc lời kêu gọi, đại diện học sinh tiêu biểu của trường đọc lời hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi... hoặc đại loại như vậy.


Một số vị lãnh đạo lấy lí do bận việc, thường rút lui ngay sau khi hoàn tất bài diễn văn của mình. Rất ít vị ở lại đến cuối buổi để để xem tiết mục văn nghệ của các em. Càng ít vị đứng lên khỏi vị trí trang trọng, râm mát của mình để đi xuống sân trường bắt tay hỏi han, giao lưu với các em.


"Chúng ta nên xem lại những lễ khai giảng trước làm vì các cháu hay vì người lớn?" - là thông điệp mà Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra tại hội nghị nói trên.


Đây là câu hỏi mà các nhà giáo dục nên nghiêm túc suy nghĩ. Nếu làm vì học sinh, thực sự coi học sinh là trung tâm của lễ khai giảng thì không nên có sự phân biệt khoảng cách như vậy giữa lãnh đạo, thầy cô và các em. Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao bàn chủ tọa của lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường không đặt ở cuối sân trường, nơi dễ dàng bao quát buổi lễ và tạo được sự nâng niu, tôn trọng các em học sinh hơn?


Nếu làm vì học sinh thì nên duy trì một ngày khai giảng cố định trong năm, để trong lòng các em, ngày đó là một dịp trọng đại và thiêng liêng, để lại ấn tượng khó quên trong suốt thời học sinh và cả khi đã ra trường.


Nếu làm vì học sinh thì nên chăng cắt bỏ tất cả những tiết mục rườm rà không cần thiết. Chỉ chào cờ, phát biểu ngắn gọn rồi trả lại diễn đàn cho các em tự thể hiện. "Tôi đề nghị chúng ta làm vì các cháu"- Phó Thủ tướng Đam chỉ đạo quyết liệt.


Chỉ khi nào coi học sinh là trung tâm của lễ khai giảng, chúng ta mới trả lại ý nghĩa đích thực của ngày lễ trọng đại này cho các em.


Theo ANTT.VN

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 745 sản phẩm sữa được bình ổn giá (13/8)
 5 "thủ phạm" khiến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao (12/8)
 Cần sớm ban hành tiêu chuẩn ngạch bậc (11/8)
 Nước dinh dưỡng cho trẻ không hạn sử dụng - nguy hại khôn lường (10/8)
 Ban Phụ nữ Quân đội tổng kết công tác giáo dục mầm non năm học 2014-2015 (7/8)
 Hà Nội: Tuyển dụng gần 4.500 giáo viên mới (6/8)
 TP.HCM: học sinh tựu trường ngày 17-8 (5/8)
 Lệch nguồn tuyển dụng giáo viên (3/8)
 Trẻ em nghèo khó phát triển trí tuệ (31/7)
 Kiên Giang thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non (30/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i