Giáo dục mầm non
   Cô giáo mầm non vinh dự nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục
 

Hơn 20 năm qua, khi ngành Giáo dục phải vượt biết bao khó khăn và thử thách, có một cô giáo vùng quê trung du Ấm Hạ đã và đang lặng lẽ cất đi những khó khăn, lo toan ấy để miệt mài "bám nghề" cô nuôi dạy trẻ cho đến tận hôm nay.


Sự hồn nhiên của trẻ thơ là niềm vui lớn nhất của các cô giáo mầm non


Đó là cô giáo Nguyễn Thị Minh Thuận (sinh năm 1974), Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Ấm Hạ (Hạ Hòa - Phú Thọ).


Say với tiếng khóc, cười con trẻ
Thời gian 22 năm bám "vườn ươm con chữ" ở Trường Mầm non Ấm Hạ cũng đủ để cô giáo Nguyễn Thị Minh Thuận có những suy ngẫm, trải nghiệm và nhớ lại những ký ức thật gian khổ mà tươi đẹp về nghề mà cô lựa chọn.


Năm 1991, với sự rộn rạo hồ hởi trong niềm say mê yêu nghề phơi phới trong lòng, sau khi tốt nghiệp lớp 12 bậc THPT, cô giáo Nguyễn Thị Minh Thuận đã đăng kí đi dạy mầm non ngay tại xã Ấm Hạ.


Tuy ngày đó đã xa, nhưng cô Thuận nhớ như in cuộc sống khó khăn của quê hương mình ngày ấy.


Khi đó, Ấm Hạ cũng như bao địa phương khác của huyện Hạ Hòa, là một xã nghèo và thiếu thốn đủ mọi bề. Đường đi lầy lội, điện lưới chưa có, trường lớp ở các bậc học còn tạm bợ bằng tranh tre, nhất là trường mầm non chỉ là những điểm trường học gửi tại các nhà trường cấp 1, cấp 2 và các thôn xa trung tâm.


Năm 1991, ở Ấm Hạ và nhiều địa phương khác, lúa bị mất mùa, người dân chỉ nghĩ đến việc làm sao trồng được nhiều khoai, nhiều sắn để cứu đói.


Vậy mà, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Minh Thuận ngày ấy đã "can đảm" xin tình nguyện dạy học mầm non tại xã với lương tháng bằng 60 kg lúa, đến giờ cô không thể tính nổi quy ra tiền lúc bấy giờ là bao nhiêu nữa.


Chiếc xe đạp cũ "lóc cóc" trên những con đường làng đất đỏ quá "mắt cá chân", trên đầu với chiếc nón trắng cùng chiếc cặp treo ghi đông xe, hằng ngày, cô Thuận lặng lẽ đến các điểm trường trên địa bàn xã để dạy học.


Vì đường đi lại khó khăn, trẻ ở xa trung tâm xã, Ấm Hạ bấy giờ lại chưa có trường mầm non riêng nên mỗi năm, cô Thuận lại "cắm" một điểm trường.


Khi thì ở khu 1, khi thì khu 2, khi ở khu 9 hay khu 3. Lớp học chủ yếu là "kí gửi" tại các nhà trẻ của các thôn lúc bấy giờ.


Cuộc sống khó khăn cộng với "lúa công" dạy học chẳng đáng là bao, ngoài giờ lên lớp, cô Thuận tranh thủ cấy lúa, trồng khoai, trồng chè để có thêm lương thực ổn định cuộc sống.


Năm 1994, do nhu cầu về chuẩn hóa giáo viên mầm non, cô Thuận đã đăng kí đi học trung cấp sư phạm mầm non tại Trường CĐSP Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp, cô lại tiếp tục về quê hương dạy học.


Cô giáo Nguyễn Thị Bích Thuận


Những phần thưởng xứng đáng cho sự cống hiến
Bước vào cuối những năm 90, đầu năm 2000, cả nước có hàng nghìn giáo viên mầm non không được biên chế mà chỉ dạy hợp đồng theo xã, huyện.


Chúng ta có thể hình dung rằng những giáo viên bám trụ được trong những năm tháng đó có lẽ đã phải chống chọi với rất nhiều những khó khăn.


Cô Thuận cũng không nằm ngoài số giáo viên ấy. Lương thấp, số tiền không quá 300.000 đồng/tháng, có khi phải dạy cả ngày, có nhiều giáo viên mầm non đã bỏ nghề để tìm kế sinh nhai khác.


Đôi lúc, cũng chợt có ý nghĩ như thế nhưng rồi ý chí, lòng yêu nghề mến trẻ đã trở thành động lực để cô Thuận vững tâm "bám trụ" với nghề. Những ngày tháng dạy hợp đồng trong sự động viên của gia đình, đồng nghiệp và nhất là đôi mắt trẻ thơ đã giúp cô Thuận cố gắng và nỗ lực vượt mọi khó khăn để dạy chữ.


Đầu những năm 2000, Trường Mầm non Ấm Hạ bắt đầu được đầu tư xây dựng và đặt trụ sở ngay tại trung tâm xã. Khi ấy, nhu cầu về cán bộ quản lý nhà trường được đặt ra.


Cô giáo Nguyễn Thị Minh Thuận đã được tập thể tín nhiệm và được cấp trên bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng nhà trường, khi ấy cô vẫn là giáo viên hợp đồng.


Để đáp ứng được nhu cầu về việc nâng cao chất lượng dạy và học cũng như sự chuẩn hóa đội ngũ, năm 2003, cô Thuận thi đỗ và đi học đại học, đến năm 2008, cô được nhận bằng đại học.


Cô đã cùng với địa phương, đồng nghiệp khắc phục những thiếu thốn về cơ sở vật chất, đội ngũ và dần đưa nhà trường vào nền nếp.


Năm 2009, với sự nỗ lực của cô Thuận và cả tập thể, Trường Mầm non Ấm Hạ được đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.


Năm 2011, được sự quan tâm của Nhà nước và ngành Giáo dục đối với giáo viên mầm non tại các địa phương, cô Thuận chính thức được biên chế vào ngành Giáo dục sau 20 năm bền bỉ, gắn bó với nghề.


20 năm, cô không còn nhớ hoặc cố giấu đi những khó khăn, những nhọc nhằn phía sau lưng mình mà chỉ biết, nơi đây, bao thế hệ trẻ thơ đã được ươm mầm ước mơ.


Với sự tận tụy, yêu nghề mến trẻ, nhiều năm liên tục, cô giáo Nguyễn Thị Minh Thuận được cấp trên tặng nhiều giấy khen, bằng khen về danh hiệu lao động tiên tiến và chiến sỹ thi đua cơ sở.


Đặc biệt, ghi nhận hơn 20 năm miệt mài cống hiến trong ngành Giáo dục, năm 2013, cô Thuận vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.

Sự tôn vinh này, đến nay, cô Thuận vẫn cho là đáng quý hơn, đáng tự hào hơn so với bất cứ danh hiệu hay phần thưởng nào mà cô từng đạt được kể từ ngày bước chân vào nghề "nuôi dạy trẻ".


Hướng tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VI, kỷ niệm 70 năm xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, bắt đầu từ 3/4/2015 đến ngày 28/8/2015, báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Vụ Thi đua Khen thưởng, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) mở chuyên mục "Gương sáng, việc hay ngành Giáo dục".


Theo GD&TĐ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 TPHCM: Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu GD (22/6)
 TPHCM: Hơn 70 dự án xây dựng trường MN công lập ở khu công nghiệp (19/6)
 Hướng dẫn tính thời gian công tác đối với giáo viên mẫu giáo (18/6)
 Hải Châu (Đà Nẵng): Xóa “điểm trắng” trường mầm non công lập (17/6)
 Nỗi buồn... bảo mẫu (16/6)
 Khi nào lương giáo viên mầm non hết "thấp do lịch sử"? (15/6)
 TPHCM: Còn 11 phường “trắng trường” mầm non công lập (12/6)
 TP HCM: Nhiều khó khăn trong việc nâng chất lượng giáo dục mầm non (11/6)
 Xây dựng nhà trẻ, trường học cho con em công nhân: Nhu cầu bức thiết (9/6)
 Quận Thủ Đức: Còn 267 điểm giữ trẻ không phép (8/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i