1. Nuôi dạy con thật vất vả
"Ở với con 24/24 chắc tôi stress mất!"
"Thỉnh thoảng tôi cũng muốn tạm xa con để có thời gian rảnh rỗi cho mình".
...
Quá vất vả, quá căng thẳng. Nếu lúc nào người mẹ cũng nói ra điều đó thì phải chăng con trẻ sẽ cảm nhận được rằng sự tồn tại của mình gây căng thẳng cho cha mẹ? Cái gì cũng cố điều chỉnh cho theo nhịp của con thì mẹ sẽ bị căng thẳng, hoặc dễ bị dẫn đến bao bọc con quá mức. Tôi nghĩ từ lúc còn bé hãy dẫn con ra ngoài nhiều, để cho con được học từ cuộc sống mới là điều quan trọng.
2. Việc này là quá sức với con nhỉ!
Đây là câu nói khủng khiếp nhất, dập tắt hết mọi hứng thú trong con!
Cha mẹ có thể có nhiều lý do bao biện cho việc sử dụng câu nói này như là: nói vậy sẽ khiến con tức lên mà quyết tâm làm cho được; hoặc coi như báo trước để khi thất bại cũng không bị sốc... thế nhưng bạn có nghĩ trong những kỳ thi kiểm tra năng lực thì chính việc đạt được một kết quả cao nhất liên quan đến quá trình thử thách đó là "đậu" thì mới thực sự là phần thưởng lớn nhất không?
"Con cố gắng nhiều vậy mà không đậu nhỉ?","số không may nhỉ. Thật đáng thương!". Có thể nói những câu như vậy để xoa dịu, an ủi khi con thất bại. nhưng chắc chắn những lời khen miễn cưỡng, những cách động viên đó sẽ không khiến trẻ trưởng thành hơn được. không "đậu" là vì con nỗ lực chưa đủ...
3. Cách dạy của thầy khó hiểu nhỉ?
Nói xấu giáo viên của con là điều tồi tệ nhất, một khi con còn là học sinh thì sự tồn tại của thầy cô cần phải được tôn kính và đặt lên hàng đầu. trước mặt con trẻ cha mẹ không dược nói xấu thầy cô và trường học. dù là đứa trẻ đang đi mawux giáo hay học tiểu học đi nữa, cha mẹ không được nói những câu chuyện tiêu cực liên quan đến thầy cô trước mặt con hoặc là ở những chỗ mà con có thể nghe thấy.
Nhiều bậc phụ huynh thường biện hộ "cách dạy của thầy cô giáo không tốt", "giờ học không thú vị" , để làm lý do cho kết quả học tập kém của con mình ở trường. tất nhiên, thầy cô thì cũng có người dạy hay người dạy dở. thầy cô thì cũng là con người, do đó cũng sẽ có sai lầm, lúng túng, cảm tính. Thế nhưng trước khi truy sét thầy cô, bạn hãy xem lại thái độ khi tham gia giờ học của con mình thế nào. Khoan tính đến cách truyền đạt của thầy cô thế nào, liệu con bạn đã thực sự có được sự nghiêm túc tối thiểu với tư cách là một học sinh ở vị trí nghe thầy cô giảng bài chưa...
Do vậy trước khi đổ lỗi cho người khác,việc khách quan nhìn nhận và đánh giá con mình cũng rất quan trọng.
4. Không được để thua bạn đâu nhé
Quá hẹp, hãy chiến đấu ở một sàn đấu lớn hơn đi...
Việc giúp trẻ có được suy nghĩ "không thể thua bạn đó được" với ý nghĩ tốt là để cạnh tranh lành mạnh vì có đối thủ cũng quan trọng. Thế nhưng, cách làm này với tiêu chuẩn của cha mẹ sẽ không mấy có hiệu quả dù có là những đứa trẻ cùng lớp hay cùng một câu lạc bộ thể thao đi chăng nữa. Đặc biệt, việc cứ ghép tre lại với đứa trẻ khác để so sánh bất kể năng lực của trẻ ở mức độ nào chắc chắn sẽ rất khó khăn cho sinh hoạt cộng đồng của đứa trẻ. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ bạn bè của con đấy.
5. Con tôi kém lắm.
Tuyệt đối không dược chê con trước mặt người khác. Có thể văn hóa của Nhật khiêm tốn là thái độ đẹp đẽ nhưng chê bai con thì tuyệt đối không được. Không nên nhầm giữa chê bai và khiêm tốn.
6. Cái đó rút cuộc chẳng có ích gì, chỉ phí tiền thôi
Chắc chắn việc đó phải có một tác dụng nào đấy. hãy giúp con có con có được ham muốn học hỏi, tiếp thu từ mọi thứ kể cả việc bị ngã khi đứng dậy cũng có một bài học nào đó. Người mẹ có những suy nghĩ theo kiểu: "lớp học tiếng Anh dó chẳng có tác dụng gì mấy nhỉ? Thật là phí tiền" thì thật tồi tệ. Xét về kết quả, có thể trong phạm vi nhận thức của mẹ thì trẻ chẳng học thêm được điều gì. Nhưng có thể con trẻ đã có được quãng thời gian vui vẻ khi theo học ở đó thì sao. Nếu mẹ phủ định điều đó thì thật đáng buồn. dù kể cả là chẳng có hiệu quả gifddi nữa thì mẹ vẫn có thể bỏ công ra, bằng những cách thông minh để biến nó thành có hiệu quả đúng không?
7. Này, con đang căng thẳng đấy à
Chỉ cần mẹ vẫn cư xử như bình thường, điềm tĩnh thì chắc chắn con cũng sẽ phát huy được thực lực mà con vẫn làm được như thường ngày...
"Ôi, chắc con đang hồi hộp lắm nhỉ", "nếu con căng thẳng rồi dẫn đến thất bại là không được đâu đấy, cố lên!". Nhiều người mẹ vẫn thường hay hỏi con những câu như thế này. Vào những lúc trẻ thực sự căng thẳng rồi thì trượt là không được đâu đấy!" thì chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. ví dụ trước đợt thi thứ hai của kỳ thi năng lực tiếng Anh, đứa trẻ chẳng hề căng thẳng chút nào nhưng bà mẹ lại hỏi:" này, con đang căng thẳng đúng không?" thì tự nhiên đứa trẻ cũng bị căng thẳng luôn
Thay vì lo lắng hổi trẻ những câu như vớ vẩn như vậy cha mẹ nên để trẻ có thời gian lấy tài liệu ra mà xem thêm vài câu hội thoại khi phỏng vấn còn tốt hơn.
Theo Lamchame.com