Tâm lý
   Truyền hình – lợi hay hại cho trẻ?
 

Truyền hình đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.


Thế nhưng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình, trong những ngôi nhà có trẻ em, người lớn sẽ bắt đầu phải nghĩ những vấn đề liên quan như: truyền hình mang đến điều gì cho con trẻ - lợi hay hại? Có cần phải hạn chế những chương trình truyền hình mà trẻ được phép coi? Nếu như có thì trong khuôn khổ nào và bằng cách nào?


Với chủ đề "Trẻ em và truyền hình" có nhiều ý kiến khác nhau - có thể dẫn ra đây vài luồng ý kiến điển hình nhất.


"Khi trẻ con ngồi nhà và xem truyền hình thì tôi cảm thấy yên tâm hơn là thả nó ra ngoài đường, đi chơi với bạn bè" - nhiều bà mẹ phát biểu như vậy.


Trên thực tế, truyền hình có thể là người bạn tồi hơn là những người bạn của trẻ ngoài phố mà bạn cảm thấy không tin tưởng. Bởi truyền hình gây hại thực tế lên sức khỏe con người. Ở đây không nói về cái hại đối với thị lực, bởi đồng nghĩa với chuyện ngồi trước truyền hình, trẻ con ngày nay đã có thói quen nhóp nhép một cái gì đó như bánh trái, bim bim, kẹo, nước ngọt...


Theo các số lượng thống kê, trẻ em ngồi nhiều trước truyền hình thường sẽ có cuộc sống không năng động, linh hoạt, nhiều trẻ em tích tụ mỡ đến mức béo phì và điều đó kéo theo hệ quả là khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim và bệnh tiểu đường.


Một số bậc phụ huynh khác thì cho rằng: "Cứ để cho chúng xem bất cứ thứ gì chúng thích, nhưng chỉ 2 giờ đồng hồ mỗi ngày thôi". 2 tiếng mỗi ngày là một tiêu chuẩn gần như mang tính quốc tế với nhiều phụ huynh.


Thật ra, không nên khuyến khích trẻ em trong độ 3-4 tuổi xem truyền hình, sau 4 tuổi có thể xem 15 phút mỗi ngày các chương trình truyền hình dành cho trẻ em. Học sinh cấp 1, 2 chỉ nên ngồi trước màn ảnh nhỏ 1,5 tiếng/ngày, và nên nghỉ ngơi sau từng khoảng thời gian 20 phút.


Đối với trẻ có thị lực kém hoặc có hệ thần kinh quá nhạy cảm nên hạn chế xem truyền hình tối đa.


Tuy nhiên, trong vấn đề này, việc thỏa thuận thời gian cho phép chỉ là một phần của vấn đề.


Luồng ý kiến thứ 3: "Trẻ em là những cá nhân độc lập. Hãy cứ để chúng tự lựa chọn và rút ra kết luận cho mình" . Suy nghĩ này hết sức cực đoan. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng cần phải đối xử với trẻ một cách bình đẳng, cho nó quyền tự do đầy đủ - như vậy trẻ mới mau chóng học được cách điều độ tất cả mọi việc như một người trưởng thành. Thế nhưng thật ra kinh nghiệm cho thấy những điều ngược lại.


Trong các bậc phụ huynh có những người hoàn toàn phản đối truyền hình: Chính tôi cũng không xem truyền hình thì con trai tôi, tôi cấm tiệt". Kiểm tra con 24 giờ một ngày là điều không thể. Chúng sẽ xem ở nhà bạn bè - khi đó bạn sẽ làm gì?


Không bao giờ nên cấm con cái bất cứ điều gì, chúng chưa có tinh thần trách nhiệm vì thế chúng sẽ làm mọi cách để thoát ra khỏi những mệnh lệnh, trừng phạt. Ngay cả trong trường hợp giả định là con bạn biết nghe lời một cách tuyệt đối thì sự độc tài của bạn cũng mang đến tác hại nhiều hơn là lợi ích.


Với các bạn bè đồng trang lứa, con bạn sẽ trở thành kẻ "Chậm phát triển, lạc hậu với cuộc sống" và chẳng ai mnuốn trò chuyện với nó. Điều đó có thể gây chấn thương tâm lý nghiêm trọng cho con bạn. Hãy chấp nhận một sự thật là ngăn cấm trẻ một cách tuyệt đối với những gì đang diễn ra là điều hoàn toàn không thể.


Các chuyên gia cho rằng trẻ càng được bảo bọc, được cha mẹ nâng đỡ tuyệt đối thì trẻ càng khó hòa nhập vào cuộc sống đời thường và nó còn sốc nhiều hơn khi bước ra ngoài xã hội.


Một lựa chọn hợp tình, hợp lý nhất là bạn hãy chịu khó sàng lọc và cân bằng liều lượng thông tin mà các con bạn nhận được từ truyền hình. Điều quan trọng hơn nữa là: hãy lôi cuốn trẻ bằng các hoạt động giải trí khác. Hãy cho trẻ nhìn thấy ví dụ từ chính bản thân mình: truyền hình còn lâu mới là một điều thú vị nhất trong cuộc sống của bạn.


Còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này?


Theo PN

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Để không mắc sai lầm khi kỷ luật con (8/5)
 Đau đầu với trẻ cá biệt (7/5)
 Chữa bệnh ghen tị của trẻ với anh chị em ruột (5/5)
 Dạy con trai thành đấng nam nhi (4/5)
 Kiểm soát, quản thúc không phải là cách dạy con tốt (4/5)
 Những sai lầm của cha mẹ gây hại cho con (27/4)
 "Bài thuốc đặc trị" bé không nghe lời (24/4)
 10 dấu hiệu chứng tỏ con bạn là thiên tài (23/4)
 Danh sách việc nhà bé 3 tuổi nên biết làm (22/4)
 Đọc sách cùng con ngay cả khi con đã lớn, tại sao không? (21/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i