Sức khỏe và Phát triển
   Dấu hiệu bé 1 đến 3 tuổi bị tổn thương thính lực mẹ cần biết
 

Ở trẻ 1 đến 3 tuổi, hiện tượng mất thính lực có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nó có thể dẫn đến sự chậm trễ trong khả năng tìm hiểu và học hỏi của trẻ.

Dưới đây là những câu hỏi về lời nói, ngôn ngữ, và các dấu hiệu phát triển thính giác của trẻ mà các bác sĩ thường dùng trong mỗi lần kiểm tra thính lực cho trẻ trong giai đoạn 1 đến 3 tuổi. Vì vậy, tốt hơn hết cha mẹ và người chăm sóc trẻ phải để ý và thận trọng. Hãy cho con đi khám ngay nếu bạn nhận thấy con mình có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

Dấu hiệu cảnh báo: 12-18 tháng

• Không hưởng ứng các trò chơi như "vuốt ve em thân yêu"
• Không nhận ra tên của những người quen thuộc, vật nuôi và các đồ vật
• Không thể làm theo lệnh đơn giản như "đến đây nào"
• Không quay đầu phản ứng lại âm thanh phát ra từ một phòng khác
• Không thể hiện một mong muốn nào
• Không bắt chước những từ đơn giản
• Không sử dụng ít nhất hai từ
• Không phản ứng lại với âm nhạc
• Không bi ba bi bô
• Không chỉ được các bộ phận cơ thể đơn giản hoặc nhìn vào đồ vật quen thuộc khi được hỏi.



Ảnh minh họa.

Dấu hiệu cảnh báo: 19-24 tháng

• Không nói nhiều hơn ba từ
• Không thể chỉ được ít nhất hai bộ phận cơ thể khi được hỏi
• Không trả lời với "có" hoặc "không" với một câu hỏi hoặc câu mệnh lệnh
• Không thể xác định đối tượng thông thường như "quả bóng" hay "con mèo"
• Không kết hợp bi bô với một số lời nói có thể hiểu
• Không thích được đọc cho nghe
• Không hiểu câu hỏi "có" và "không" ("Con đã sẵn sàng chưa?")
• Không hiểu các cụm từ đơn giản ("dưới bàn", "trong hộp").

Dấu hiệu cảnh báo: 25-29 tháng

• Không đáp ứng với các câu mệnh lệnh hai phần như "ngồi xuống và uống sữa của con đi"
• Không thể trả lời câu hỏi "cái gì" và "ai đó"
• Không thể nói một câu hai từ đơn giản như "con đi"
• Không quan tâm đến những câu chuyện dễ hiểu
• Không hiểu được nhiều từ hành động ("chạy", "ngồi" "đi bộ").

Dấu hiệu cảnh báo: 30-36 tháng

• Không hiểu các từ sở hữu như là "của tôi" và "của bạn"
• Không thể lựa chọn những thứ theo kích thước (chẳng hạn như "lớn" và "nhỏ")
• Không sử dụng bất kỳ từ số nhiều hoặc động từ nào
• Không hỏi được"cái gì" và "tại sao"
• Không hiểu "không phải bây giờ" hoặc "không thêm nữa".

Thính lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn 1 đến 3 tuổi vì nó là một trong những "cầu nối" giúp trẻ cảm nhận và học hỏi về thế giới xung quanh. Vì thế, bố mẹ cần theo dõi và có can thiệp kịp thời đối với những dấu hiệu bất thường của con.

Theo Ngọc Dung / Trí Thức Trẻ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bụi giúp trẻ tăng sức đề kháng với dị ứng (5/5)
 Viêm khớp háng ở trẻ em (23/4)
 Mùa mưa chớ coi thường bệnh viêm não (16/4)
 5 lưu ý khi trẻ viêm họng mẹ chớ chủ quan (2/4)
 Bệnh cúm dạ dày ở trẻ và những điều mẹ cần biết (31/3)
 Infographic: Dấu hiệu trẻ tự kỷ cần phát hiện càng sớm càng tốt (26/3)
 Thời tiết ẩm thấp kéo dài khiến trẻ tái phát viêm đường hô hấp (20/3)
 Nguy cơ tự kỷ khi bé đảo mắt thường xuyên (5/3)
 Không tiêm phòng đúng lịch, trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm (4/3)
 Dấu hiệu trẻ bị bệnh sởi và cách điều trị (27/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i