Giáo dục trẻ
   Những ảnh hưởng mạnh mẽ của bố khi nuôi dạy con trai
 

Cha mẹ nào cũng muốn con trai khỏe mạnh, khôn lớn và trở thành một người đàn ông đích thực. Muốn vậy, hãy hình thành sợi dây liên kết giữa bố và con trai ngay từ khi còn nhỏ.

Vai trò của bố bắt đầu ngày lần ẵm con trên tay đầu tiên với khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc. Những điều bé học từ bố khi còn thơ ấu sẽ là hành trang theo cậu bé trong tương lai.

Những bài học từ bố khi còn nhỏ

Suốt những ngày tháng còn nhỏ, mẹ luôn ở bên cạnh con trai nhiều hơn từ bữa ăn đến giấc ngủ, ôm ấp, âu yếm, chăm sóc hàng ngày. Trong vòng tay của mẹ, những đứa trẻ cảm thấy bình yên và được yêu chiều. Dường như với chúng, mẹ luôn là số một và đôi khi điều đấy làm những người bố "chạnh lòng".

Hãy giành nhiều thời gian ở bên con trai, theo dõi từng bước đi chập chững, cùng nô đùa, chạy nhảy, chơi những trò chơi trẻ nhỏ. Những hoạt động đó sẽ giúp hình thành tính cách cậu bé. Theo các nhà tâm lý học, mẹ thường có xu hướng nuông chiều và bao bọc trẻ trong khi bố sẽ dạy cho trẻ sự mạnh mẽ. Những trò chơi chung của hai bố con sẽ giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc bản thân. Và khi cậu bé biết kiểm soát những vui buồn, giận hờn của mình thì sẽ biết cách thể hiện bản thân mà không có những hành động thái quá.

Ảnh hưởng của bố khi cậu bé lớn lên


Bố và con trai có mối liên hệ mật thiết. (Ảnh minh họa)

Đến tuổi vị thành niên, những ảnh hưởng từ người bố sẽ trở nên rõ nét hơn. Sự thân thiết giữa bố và con trai từ nhỏ sẽ giúp cậu bé thấy thoải mái và an toàn hơn khi bắt đầu khám phá thế giới xung quanh. Nhiều nghiên cứu những bé trai có mối quan hệ tốt với bố sẽ có chỉ số IQ và khả năng ngôn ngữ cao hơn.

Bên cạnh đó, cậu bé nhận được những quan tâm cần thiết từ người bố của mình cũng sẽ bình tĩnh và xử lý tốt hơn khi gặp những tình huống căng thẳng. Khi lớn lên, chính tính cách đó sẽ giúp cậu bé ít gặp rắc rối khi hoàn cảnh thay đổi từ lúc bắt đầu đến trường học, đi làm đến việc tương tác với các đồng nghiệp,...

Không nên để con trai quá phụ thuộc vào bố

Tất nhiên bố mẹ dành tình yêu thương quan tâm đến con cái nhưng đừng để con trai quá phụ thuộc vào bố. Điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và kĩ năng xã hội của trẻ. Bố mẹ phải tạo cho con trai mình khả năng độc lập.

Người bố cần phải tạo sự cân bằng giúp trẻ vừa cảm thấy an toàn vừa khuyến khích sự độc lập phù hợp với lứa tuổi. Trong một vài trường hợp đặc biệt khi bố mẹ ly hôn và cùng chia sẻ quyền nuôi con, người bố cần giành thời gian cho cậu bé để cậu biết rằng bố vẫn quan tâm đến con. Như vậy, cậu bé sẽ cảm thấy an toàn những khi không có bố bên cạnh.

Nếu thiếu sự quan tâm của bố thì phải làm thế nào?

Với những gia đình thiếu bố, đôi khi những em bé trai vẫn trưởng thành và phát triển bình thường như bao đứa trẻ thông thường khác. Nhưng trong trường hợp này, những người thân như chú, cậu, bác,... nên dành nhiều thời gian với trẻ sẽ giúp bù đắp những khoảng trống khi không có bố.

Nếu không có những người thân thiết bên cạnh để thay thế người bố, việc phát triển kĩ năng xã hội của trẻ sẽ bị tác động. Theo nhà tâm lý, những đứa trẻ như vậy sẽ có chiều hướng bạo lực và phạm tội.

Người bố như một tấm gương với con trai, dạy cậu bé cách đối xử với phụ nữ thông qua cách đối xử với người mẹ, cách kiểm soát sự nóng giận, bình tĩnh và quyết đoán trong mọi tình huống. Nói một cách khác, đối với quá trình trưởng thành của con trai, mẹ và bố đều rất quan trọng. Mỗi người có một vai trò riêng mà không thể thay thế cho nhau được.

 

(Nguồn: Moms)
Theo Hoàn Châu / Trí Thức Trẻ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 40 điều mọi bà mẹ nên dạy cho con gái (13/4)
 Cách dạy trẻ đi vệ sinh của các mẹ trên thế giới (9/4)
 Làm gì khi con bị bắt nạt ở trường (9/4)
 Các cách giúp con hết nói ngọng (8/4)
 8 kỹ năng dạy dỗ con mà cha mẹ nào cũng cần biết (8/4)
 Dạy con ứng phó với mối nguy hiểm từ con vật (6/4)
 Cách nói chuyện với con bố mẹ nên biết (2/4)
 7 điểm chung của những phụ huynh dạy con thiên tài (2/4)
 Kinh nghiệm dạy con về 6 tình huống nguy hiểm của mẹ Việt ở Nhật (31/3)
 Dạy con kĩ năng ứng phó với nguy hiểm khi đi dã ngoại (31/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i