Giáo dục mầm non
   Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
 

Trẻ mầm non ban đầu còn chưa hiểu hết việc kính trọng, thưa gửi lễ phép, còn ứng xử theo cách riêng của bản thân mình với người lớn tuổi, với bạn bè và cô giáo.


Là một giáo viên mầm non, cô giáo Trần Thị Kim Tuyến (Trường mầm non Xi măng Bỉm Sơn, Thanh Hóa) từ thực tế đó, cho rằng, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là việc mà mỗi giáo viên phải thực hiện thường xuyên liên tục và xem nó như một phần công việc hàng ngày của mình.


Với kinh nghiệm của mình, cô Tuyến đã chia sẻ những hàng loạt các giải pháp giúp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non.


Xây dựng lớp học lễ giáo
Cô Tuyến cho rằng, giáo viên cầm luôn chú ý tạo cảnh quan trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt mỗi kệ góc đều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú khi trẻ hoạt động và luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp sau khi chơi.


Ngoài ra, giáo viên có thể lồng ghép nội dung tuyên truyền về giáo dục lễ giáo ở các góc theo chủ đề; trang trí hấp dẫn, sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh.


Khi trẻ chơi ở các góc, cho trẻ đến xem và trò chuyện giáo dục hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh trong giao tiếp.


Việc lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các góc trẻ rất thích thú và thường xuyên đến xem.


Giáo viên là người gương mẫu trong mọi hoạt động

Để đạt được hiệu quả trong giáo dục lễ giáo cho trẻ thì việc cô giáo gương mẫu là việc làm vô cùng cần thiết.


Cô giáo phải luôn luôn thể hiện chuẩn mực trong cách giao tiếp với người lớn và mọi người xung quanh. Với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu; giờ đón trả trẻ, luôn ân cần dịu dàng; khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh; khi trẻ hỏi, trả lời rõ ràng, đủ câu, không trả lời qua loa chiếu lệ.


Mặt khác, giáo viên cũng rất cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm lý của từng trẻ để có những cách ứng xử phù hợp với trẻ.


Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các môn học


Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đòi hỏi người giáo viên mầm non không chỉ có năng lực sư phạm mà còn cần có những kinh nghiệm trong việc phối kết hợp giữa giáo án điện tử và phần giảng dạy của cô để việc ứng dụng tin học thực sự đem lại hiệu quả giáo dục cao.


Ví dụ: Trong các tiết học, giáo viên với công nghệ thông tin, cho trẻ xem những hình ảnh thật về các hành vi văn minh, lễ phép. Cho trẻ xem các đoạn phim về các bạn nhỏ đang thực hiện công việc nhặt rác ở sân trường và giáo dục cho trẻ biết các bạn đang làm vệ sinh môi trường ở những nơi công cộng để giữ gìn vệ sinh chung...


Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi
Khi thực hiên giáo dục lễ giáo cho trẻ, giáo viên có thể lồng ghép vào khi thực hiện các hoạt động trong ngày như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động đón trả trẻ, hoạt động chiều...


Ví dụ, tiến hành lồng ghép lễ giáo vào các góc, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay. Giáo viên theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa đúng. Giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.


Trong khi chơi nếu trẻ làm việc gì sai đối với bạn, cần nhắc nhở trẻ phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho cái gì thì nhận bằng hai tay và nói cảm ơn...


Phối kết hợp với các bậc phụ huynh

Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên đề nghị phụ huynh nói lên những đặc điểm tâm sinh lý của con mình. Phụ huynh phải trung thực cho dù là trẻ có vấn đề về sức khỏe hay điều kiện sống, tính cách đặc biệt. Có như vậy cô mới có biện pháp giáo dục tích cực và hiệu quả.


Tiếp đó, giáo viên cần tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong tình hình hiện nay, nhiều nền văn hoá và trò chơi giải trí đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn minh của trẻ.


Đồng thời, trao đổi với phụ huynh không nên nuông chiều con quá mức, phải giải thích cho trẻ hiểu cái gì là tốt, cái gì chưa tốt. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra những mong muốn của mình đó là sai, là không đúng, là chưa ngoan.


Cô giáo nên có kế hoạch học tập và sinh hoạt cũng như việc rèn luyện lễ giáo cho trẻ. Kế hoạch này sẽ được dán ở bảng thông báo của lớp để tất cả mọi phụ huynh đều nắm được từ đó cùng cô có những biện pháp giáo dục phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn.


Giáo dục lễ giáo bằng hình thức khích lệ, động viên
Cuối ngày, giáo viên cho các trẻ tự nhận xét xem ngày hôm nay mình đã ngoan hay chưa, nhận xét trong lớp có những bạn nào ngoan, bạn nào chưa ngoan và cho trẻ cắm cờ bé ngoan.


Ngoài ra, điều quan trọng là luôn dành thời gian để gần gũi với trẻ; tìm những câu nói hài hước, hóm hỉnh, những món quà bất ngờ, kịp thời và các hình thức khen dễ thương để động viên cho trẻ.


Với một số trẻ chưa ngoan, cô sẽ tạo cơ hội bằng cách cho trẻ lên đọc thơ, hát múa và tặng những món quà nhỏ để khuyến khích động viên trẻ cố gắng hơn nữa để lần sau cũng được nhận nhiều quà như các bạn.


Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ

Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, cô cung cấp cho trẻ biết về ngày lễ, biết kính trọng những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người.


Từ đó hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người có ích sau này.


Ví dụ: Ngày nhà giáo Việt Nam, có thể tổ chức cho các tổ trong lớp thi hát về cô giáo. Các tổ sẽ phải nhớ được các bài hát về cô giáo và hát thi với nhau. Sau đó trò chuyện để trẻ hiểu thêm về ý nghĩa công việc của các cô giáo. Giáo dục trẻ biết quí trọng, nghe lời cô giáo, cố gắng học giỏi để cô vui lòng...


Theo GD&TĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phát triển giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp - khu chế xuất: Cần gỡ vướng về chính sách (24/10)
 Văn phòng Chủ tịch nước khảo sát thực trạng giáo dục mầm non tại Hà Tĩnh (23/10)
 Bài cuối: Nên chuẩn hóa bếp ăn bán trú (22/10)
 Khi trường thành chợ - ​Kỳ 1: Mua bán trên sân trường (21/10)
 Việt Nam tham gia Đại hội thế giới về giáo dục mầm non (20/10)
 Mức chi kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non (17/10)
 Y tế học đường, tại sao không? (16/10)
 Tôn vinh các tập thể, cá nhân các tôn giáo tham gia phát triển giáo dục mầm non (15/10)
 Biên Hòa (Đồng Nai): Nguy cơ “trắng” trường chuẩn Quốc gia bậc mầm non (14/10)
 Rà soát tổ chức hoạt động ngoại khóa cơ sở giáo dục mầm non (13/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i